I. Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
- Giá trị sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới.
- Chiếm vị trí cao về sản xuất máy công nghiệp, điện tử, người máy, tàu biển,…
+ Công nghiệp chế tạo: chiếm 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu.
+ Sản xuất điện tử: ngành mũi nhọn.
+ Xây dựng và công trình công cộng.
+ Dệt: là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX.
2. Dịch vụ
- Là khu vực kinh tế quan trọng.
- Thương mại và tài chính là 2 ngành chủ chốt.
- Đứng thứ 4 trên thế giới về thương mại, bạn hàng khắp các châu lục.
- GTVT biển đứng thứ 3 trên thế giới với các cảng lớn: Cô-bê, I-cô-ha-ma, Tokyo, Osaca.
- Nhật Bản là nước đứng hàng đầu trên thế giới về tài chính, ngân hàng.
- Đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều.
3. Nông nghiệp
- Chỉ đóng vai trò thứ yếu trong nền kinh tế (chỉ chiếm khoảng 1% trong cơ cấu GDP).
- Diện tích đất nông nghiệp ít.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh để tăng năng suất và chất lượng nông sản.
- Trồng trọt:
+ Lúa gạo: cây trồng chính, 50% diện tích trồng trọt nhưng đang giảm.
+ Chè, thuốc lá, dâu tằm.
- Chăn nuôi tương đối phát triển theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.
- Nuôi trồng đánh bắt hải sản phát triển.
II. Bốn vùng kinh tế gắn với bốn đảo lớn
1. Hôn-xu
- Diện tích rộng nhất, dân đông nhất, kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.
2. Kiu-xiu
- Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
- Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
3. Xi-cô-cư
- Khai thác quặng đồng.
- Nông nghiệp đóng vai trò chính.
4. Hô-cai-đô
- Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
- Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
- Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.