Giáo án Lịch sử 9 bài 5: Các nước Đông Nam Á mới nhất

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 6 , Bài 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt độngcủa tổ chức này.

- Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.

- Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

- Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng tư duy lô gic, xâu chuỗi sự kiện, các vấn đề lịch sử.

- Kĩ năng thu thập và xử lý thông tin, thuyết trình, phân tích đánh giá, liên hệ thực tế.

3. Thái độ

- Giáo dục niềm tự hào về các thành tựu đạt được của nhân dân Đông Nam Á, củng cố khối đoàn kết trong khu vực.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch s, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Biết xác định vị trí của nước ASEAN trên lược đồ. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp

III. Phương tiện

- Ti vi.

-Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh về các nước Đông Nam Á.

- Bản đồ châu Á.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Đông Nam Á.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được tình hình của Đông nam Á qua clip, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV chiếu clip về Đông Nam Á. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩa của mình sau khi xem clip.

- Dự kiến sản phẩm: HS trả lời.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo cơ hội để nhiều nước trong khu vực ĐNA giành độc lập và phát triển kinh tế, bộ mặt các nước trong khu vực có nhiều thay đổi. Nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á. Để hiểu rõ hơn về tình hình phát triển của Đông Nam Á sau 1945 đến nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945

- Mục tiêu: Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Xác định trên lược đồ ví trí của các nước Đông Nam Á.

- Thảo luận cặp đôi: Hãy trình bày tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

Giáo viên: Giớithiệu về bản đồ Đông Nam Á

? Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu nước? Là những nước nào? (11 nước).

? Tình hình Đông Nam Á trước 1945?

? Sau 1945 tình hình Đông Nam Á ra sao?

Học sinh: Lập niên biểu các nước Đông Nam Á (STT, tên nước, ngày độc lập, …)

? Sau khi một số nước giành độc lập, tình hình khu vực này ra sao?

? Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, Mĩ, Anh đã phải độc lập?

? Từ giữa những năm 1950 của thế kỷ XX đường lối đối ngoại của Đông Nam Á có gì thay đổi?

Giáo viên: SEATO gồm 8 nước, Pilíppin và Thái Lan tham gia.

- In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính sách trung lập.

? Mĩ thành lập khối SEATO nhằm mục đích gì? (nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong trào GPDT đối với ĐNA)

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Trước năm 1945, các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa của thực dân phương Tây (trừ Thái Lan).

- Sau năm 1945, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng:

+ Nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào từ tháng 8 đến tháng
101945. Sau đó, đến giữa những năm 50 thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập.

+ Từ năm 1950, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc đối với Đông Nam Á. Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài tới 20 năm (19541975).

2. Hoạt động 2. 2. Sự ra đời của tổ chức ASEAN

- Mục tiêu: Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt độngcủa tổ chức này. Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên lược đồ.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến SP

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2 SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận các câu hỏi:

+ Nhóm lẻ: Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN.

+ Nhóm chẵn: Mục tiêu hoạt độngcủa tổ chức ASEAN.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

? Tổ chức ASEAN ra đời trong hoàn cảnh nào? (Do yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội)

? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?

? Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ ASEAN là gì?

? Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như thế nào?

GV: Trụ sở của ASEAN (ban thư kí) đặt tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a)

Trong thời kì đầu mới thành lập ASEAN có 2 văn kiện quan
trọng là:

1. "Tuyên bố Băng Cốc" (81967) xác định mục tiêu của ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

2. "Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á"Hiệp ước Ba-li (21976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên.

- Từ đầu những năm 80 thế kỉ XX, do "vấn đề Cam-pu-chia" quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau. Cũng trong thời gian này, nền kinh tế các nước ASEAN đã có những chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,...

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

+ Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành được độc lập, nhiều nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải cùng nhau hợp tác để phát triển đất nước và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

- Ngày 881967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan và Xin-ga-po.

+ Mục tiêu: Tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.

3. Hoạt động 3. 3. Từ "ASEAN 6" phát triển thành "ASEAN 10"

- Mục tiêu: Trình bày được quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay. Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 10 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến SP

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc mục 2 SGK và trả lời các câu hỏi:

? Tổ chức ASEAN đã phát triển như thế nào?

? Hoạt động chủ yếu của ASEAN là gì?

? Những hoạt động của ASEAN trong thập kỷ 90 có những nét gì mới?

? Quan sát hình 11. Hội nghị cấp cao ASEAN VI họp tại Hà NộiSGK và nêu nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức này.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS.

Giáo viên: Hướng dẫn học sinh xem Hình 11 ® Thể hiện sự hợp tác hữu nghị, giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

- Sau Chiến tranh lạnh, Đông Nam Á đã được cải thiện rõ rệt. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN: Việt Nam vào năm 1995, Lào và Mi-an-ma – năm 1997, Cam-pu-chia – năm 1999.

- Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994). Nhiều nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức trên như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,...

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945; hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN và biết được mục tiêu hoạt độngcủa tổ chức này; quá trình phát triển của tổ chức ASEAN từ khi thành lập đến nay.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cánhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945 là

A. Việt Nam.

B. Lào.

C. Sin-ga-po.

D.In-đô-nê-xi-a.

Câu 2. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào ở ĐNÁ không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?

A. Việt Nam.

B. In-đô-nê-xi-a.

C. Sin-ga-po.

D. Thái Lan.

Câu 3. Các quốc gia đầu tiên thành lập tổ chức ASEAN

A. Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin.

B. In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin, Việt Nam.

C. Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin.

D. Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sin-ga-po, Philippin.

Câu 4. Quốc gia trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức ASEAN là

A. Bru-nây.

B. Việt Nam.

C. Lào.

D. Cam-pu-chia.

Câu 5. Đâu không phải là nguyên nhân làm cho các nước Đông Nam Á phân hóa trong đường lối đối ngoại từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX?

A. Sự can thiệp của Mĩ vào khu vực.

B. Mĩ cùng Anh, Pháp thành lập khối quân sự SEATO ở Đông Nam Á.

C. Mĩ tiến hành xâm lược ba nước Đông Dương.

D. Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ Việt Nam chống Mĩ.

Câu 6. Điền những nội dung còn thiếu vào chổ trống..... sao cho hợp lí.

Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là phát triển ...... và ...... thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh duy trì ...... và ổn định khu vực.

A. kinh tế, văn hóa, hòa bình.

B. kinh tế, quân sự, quốc phòng.

C. chính trị, văn hóa, kinh tế.

D. khoa học, kĩ thuật, an ninh quốc phòng.

Câu 7: Cho các dữ liệu sau:

Năm

Thành viên tham gia ASEAN

1.1984

A. Việt Nam

2. 1995

B. Bru-nây

3. 1997

C. Cam-pu-chia

4. 1999

D. Lào và Mi-an-ma

Hãy nối các cột cho phù hợp

A. 1-B, 2-A, 3- C, 4-D.

B. 1-A, 2- C, 3- D, 4-C.

C. 1-B, 2-D, 3- A, 4-C.

D. 1-B, 2-A, 3- D, 4-C.

Câu 8. Biến đổi quan trọng của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là gì?

A. Thành lập tổ chức của khu vực ASEAN.

B. Có tốc độ phát triển kinh tế năng động trên thế giới.

C. Các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập.

D. Tạo môi trường hòa bình ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển.

- Dự kiến sản phẩm:

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

ĐA

D

D

A

B

A

A

C

C

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

1/ Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNÁ.

2/ Quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

1/ Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á là vì:

Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt, xu hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng 4- 1999, 10 nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất.

Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của ĐNA.

Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á.

2/ Quan hệ Việt Nam – ASEAN

Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia.

Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối đầu” sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các nước”, quan hệ Việt Nam – ASEAN được cải thiện.

Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực.

Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ thuật… và nó ngày càng được đẩy mạnh.

* GV giao nhiệm vụ cho HS

+ Học bài cũ, soạn bài 6: Các nước Châu Phi. Nắm khái quát tình hình các nước Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về Châu Phi.