Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
CHƯƠNG VI: VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975
Tiết 38, Bài 28. XÂY DỰNG CNXH Ở MIỀN BẮC, ĐẤU TRANH CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ
VÀ CHÍNH QUYỀN SÀI GÒN Ở MIỀN NAM (1954 – 1865) (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
- Trình bày được kết quả công cuộc cải cách ruộng đất. Nhận xét về kết quả của công cuộc cải cách ruộng đất.
- Biết được những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ;
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, nhóm…
III. Phương tiện
+ Máy tính, ti vi.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về việc đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tếp quản thủ đô. Dựa trên những kiến thức học sinh đã biết và chưa biết, GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi kích thích sự tò mò hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem hình 57 SGK, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em biết gì về các bức ảnh này?
- Dự kiến sản phẩm
Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau. GV kết nối vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương
- Mục tiêu: Biết được nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
+ Ti vi.
- Thời gian: 9 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: nét chính tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV yêu cầu HS quan sát hình 57. Đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản Thủ đô - SGK để biết được không khí phấn khởi của bộ đội và nhân dân khi Thủ đô được giải phóng. |
I. Tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương - Quân Pháp rút khỏi miền Bắc (5 - 1955), nhưng hội nghị hiệp thương giữa hai miền Nam - Bắc để tổ chức Tổng tuyển cử chưa được tiến hành. - Mĩ thay thế Pháp, đưa tay sai lên nắm chính quyền ở miền Nam, thực hiện âm mưu chia cắt đất nước ta làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự của chúng. |
2. Hoạt động 2: II. Hoàn thành cải cách ruộng đất
- Mục tiêu: Trình bày và nhận xét được kết quả công cuộc cải cách ruộng đất.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
- Thời gian: 12 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm: Trình bày và nhận xét kết quả công cuộc cải cách ruộng đất. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hướng dẫn HS quan sát hình 58. Nông dân được chia ruộng trong cải cách ruộng đất – SGK và nhận xét về kết quả của công cuộc cải cách ruộng đất. |
II. Hoàn thành cải cách ruộng đất - Sau 5 đợt cải cách ruộng đất đã thu 81 vạn ha ruộng, 10 vạn trâu bò, 1,8 triệu nông cụ từ tay địa chủ chia cho 2 triệu hộ nông dân. Khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trở thành hiện thực. - Sau cải cách bộ mặt nông thôn miền Bắc thay đổi, giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, khối công nông liên minh được củng cố. - Thắng lợi này đã góp phần thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc. |
3. Hoạt động 3: III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960)
1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 – 1959)
- Mục tiêu: Biết được những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
+ Ti vi.
- Thời gian: 9 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
III. Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng, tiến tới Đồng khởi (1954 – 1960) 1. Đấu tranh chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng (1954 – 1959) - Trong hai năm đầu, nhân dân miền Nam đấu tranh dưới hình thức đấu tranh chính trị, chống Mĩ – Diệm, đòi chúng thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, bảo vệ hoà bình, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Mở đầu là “Phong trào hoà bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Tại Sài Gòn – Chợ Lớn và khắp miền Nam những “Uỷ ban bảo vệ hoà bình” được thành lập. - Khi Mĩ – Diệm tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào, mở những chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng, từ những năm 1958 – 1959, phong trào đấu tranh chuyển sang kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về xây dựng CNXH ở MB và đấu tranh chống đế quốc Mĩ ở MN..
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cánhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùnghệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Pháp rút lui khỏi miền Nam, Mĩ nhảy vào đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền để thực hiện âm mưu gì?
A. Chống phá cách mạng miền Bắc.
B. Chia cắt Việt Nam làm hai miền, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ của Mĩ.
C. Cô lập miền Bắc.
D. Phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 2. Cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mĩ và tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
A. Có vai trò quan trọng nhất.
B. Có vai trò cơ bản nhất.
C. Có vai trò quyết định trực tiếp.
D. Có vai trò quyết định nhất.
Câu 3. Vì sao miền Bắc tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất?
A. Nông nghiệp còn lạc hậu, năng suất lao động thấp.
B. Chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến vẫn còn phổ biến.
C. Để làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn ở miền Nam.
D. Tạo nguồn thu nhập lướn cho đất nước.
Câu 4. Qua đợt cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã thực hiện triệt để khẩu hiệu nào?
A. “Tấc đất, tấc vàng”.
B. ”Tăng gia sản xuất nhanh, tăng gia sản xuất nữa”
C. “Người cày có ruộng”.
D. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”.
Câu 5. Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng” Đảng ta đã có chủ trương gì?
A. Giải phóng giai cấp nông dân.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Khôi phục kinh tế.
D. Cải tạo XHCN.
Câu 6. Kết quả lớn nhất của cải cách ruộng đất ở miền Bắc?
A. Thực hiện được “người cày có ruộng”.
B. Bộ mặt nông thôn miền Bắc đã thay đổi.
C. Giai cấp địa chủ phong kiến bị đánh đổ, giai cấp nông dân được giải phóng. Khối liên minh công nông được củng cố.
D. Tịch thu toàn bộ ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho nông dân.
Câu 7. Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau 1954 là gì?
A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
B. Đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne- vơ, bảo vệ hòa bình.
C. Bảo vệ miền Bắc XHCN, để Miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
D. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.
Câu 8. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam từ những năm 1954 -1959 diễn ra dưới hình thức nào?
A. Biểu tình.
B. Đấu tranh chính trị.
C. Đấu tranh vũ trang.
D. Chính trị kết hợp vũ trang.
Câu 9. “Phong trào ra đời với Bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-ne-vơ, ủng hộ Hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân”. Đó là phong trào nào?
A. Chống khủng bố đàn áp của Mĩ – Diệm.
B. Phong trào đấu tranh của nhân dân các thành phố lớn Huế, Đà Nắng.
C. “Phong trào hòa bình” ờ Sài Gòn Chợ Lớn.
D. Phong trào vì mục tiêu hòa bình của nhân dân các thành phố lớn và các vùng nông thôn.
- Dự kiến sản phẩm
Trắc nghiệm: Đáp án in đậm.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng
- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Viết một đoạn văn ngắn nói lên cảm nhận của em khi đồng bào Hà Nội đón bộ đội vào tiếp quản thủ đô?
- Dự kiến sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
+ Chuẩn bị bài mới
- Xem trước phần 2 mục III và phần 1 mục IV bài 28.
- Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.