Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết 43, Bài 29
CẢ NƯỚC TRỰC TIẾP CHIẾN ĐẤU CHỐNG MĨ, CỨU NƯỚC
(1965 - 1973) (Tiết 3)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Trình bày được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân miền Bắc (1969 – 1973).
- Trình bày được những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972).
- Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".
- Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.
2. Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh và các kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
Bồi dưỡng lòngyêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết dân tộc, Đông Dương, quốc tế, niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ;
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử. Niềm tin vào sự lãnh đạo của đảng, niềm tự hào của dân tộc. Khâm phục tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân miền Nam.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp, nhóm…
III. Phương tiện
+ Máy tính, ti vi.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh có liên quan.
V. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
3. Bài mới
3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính về Hiệp định Pa ri. Dựa trên những kiến thức học sinh đã biết và chưa biết, GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi kích thích sự tò mò hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
- Phương pháp: Thuyết trình, trực quan, phát vấn.
- Thời gian: 2 phút.
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho xem đoạn clip về Hiệp định Pa-ri, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Em nhận xét gì sau khi xem đoạn clip này?
- Dự kiến sản phẩm
Mỗi HS có thể trả lời theo sự hiểu biết của mình với các mức độ khác nhau. GV kết nối vào bài mới.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1: 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá
- Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân miền Bắc (1969 – 1973).
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
+ Ti vi.
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân miền Bắc (1969 – 1973). Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
IV. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá, chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần hai của Mĩ (1969 - 1973) 1. Miền Bắc khôi phục và phát triển kinh tế - văn hoá - Về nông nghiệp, ta có một số chủ trương khuyến khích sản xuất. Chăn nuôi được đưa lên thành ngành chính. Nhiều hợp tác xã đạt 6 đến 7 tấn/ ha. Năm 1970, sản lượng lương thực tăng hơn 60 vạn tấn so với năm 1968. - Về công nghiệp, các cơ sở công nghiệp bị tàn phá trong chiến tranh đã nhanh chóng khôi phục, nhiều công trình đang làm dở được ưu tiên đầu tư xây dựng tiếp. Giá trị sản lượng công nghiệp năm 1971 tăng 142% so với năm 1968. - Giao thông vận tải nhanh chóng được khôi phục, đảm bảo giao thông thông suốt. |
2. Hoạt động 2: 2.Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương
- Mục tiêu: Trình bày được những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972). Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không".
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện
+ Ti vi.
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính) |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK. - Chia lớp thành 6 nhóm: Trình bày những thành tích tiêu biểu của quân dân miền Bắc trong chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ (1972). Giải thích được vì sao chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 ở Hà Nội được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không". Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích các nhóm hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. Hướng dẫn HS quan sát hình 66, 67 – SGK để biết được các phong trào đấu tranh chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ". |
2.Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương - Ngày 16 - 4 - 1972, Mĩ tuyên bố chính thức cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ hai. - Trong điều kiện chiến tranh, các hoạt động sản xuất, xây dựng miền Bắc không bị ngừng trệ, giao thông vẫn bảo đảm thông suốt. - Mĩ mở cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng 12 ngày đêm cuối tháng 12 - 1972. - Quân và dân miền Bắc đã làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không", buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pa-ri (1 - 1973) về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. |
3. Hoạt động 3: V. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
- Mục tiêu: Trình bày được nội dung và ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích.
- Phương tiện
+ Tranh ảnh, tài liệu có liên quan.
+ Ti vi.
- Thời gian: 10 phút.
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Đọc SGK. Trả lời câu hỏi: Trình bày cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc của Mĩ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày của HS. GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. |
V. Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam - Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27 - 1 - 1973, nội dung bao gồm các điều khoản cơ bản: + Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. + Hai bên ngừng bắn ở miền Nam, Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam. + Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. + Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do... - Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo cơ sở thuận lợi để ta giải phóng hoàn toàn miền Nam. |
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới về cả nước trực tiếp đấu tranh chống Mĩ cứu nước.
- Thời gian: 5 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cánhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùnghệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu 1. Vì sao cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai được xem là một bộ phận của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ?
A. Vì nó hỗ trợ cho chiến lược “Việt Nam hoá”
B. Vì nó thực hiện âm mưu phá hoại cách mạng miền Bắc để miền Bắc không còn đủ sức chi việc cho Miền Nam.
C. Vì nhằm đối phó với cuộc tiến công của ta và hỗ trợ chiến lược “Việt Nam hóa” đang có nguy cơ phá sản.
D. Vì nhằm tạo thế mạnh vừa đánh, vừa đàm”.
Câu 2. Ních xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ lớn nhất là gì?
A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán Pari.
B. Ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam.
C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta.
D. Phong toả cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc.
Câu 3. Cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai so với cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất dài hơn về mặt thời gian, đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Về quy mô, tốc độ, cường độ bắn phá chiến tranh phá hoại lần hai (1972) ác liệt hơn nhiều so với chiến tranh phá hoại lần thứ 1 (1965) đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 5. Trong thời gian chống “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973) nhiệm vụ nặng nề nhất của miền Bắc là gì?
A. Làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến Miền Nam.
B. Làm nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Cam-pu-chia.
C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, xây dựng hậu phương, bảo đảm cho cuộc chiến đấu tại chỗ và chi viện cho 3 chiến trường.
D. Phải khắc phục kịp thời, tại chỗ hậu quả của những cuộc chiến tranh ác liệt, tiếp nhận sự viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến Miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.
Câu 6. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là gì?
A. Buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miện Bắc.
B. Đánh bại âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.
C. Đánh bại âm mưu ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, Lào, Cam-pu-chia.
D. Buộc Mĩ ký hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Câu 7. Sự chi viện của miền Bắc đối với tiền tuyến lớn trong thời gian chống “Việt Nam hóa chiến tranh” có gì khác rõ rệt so với các thời kỳ trước?
A. Rất khó khăn vì Mĩ đánh phá ác liệt.
B. Chi viện nhiều hơn cho cả chiến trường Lào, Cam-pu-chia.
C. Vừa tiếp nhận từ bên ngoài, vừa chi viện cho tiền tuyến theo yêu cầu.
D. Chi viện theo đường Trường Sơn và đường biển.
Câu 8. Từ ngày 25/1/1969 cuộc thương lượng 4 bên bắt đầu. Đó là 4 bên nào?
A. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mĩ, Việt Nam Cộng hòa.
B. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mĩ, Trung Quốc, Anh.
C. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mĩ, Lào, Cam-pu-chia.
D. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Mĩ, Liên Xô.
Câu 9. Mục tiêu cơ bản nhất của ta trên mặt trận ngoại giao trong thời gian đầu (sau tết Mậu Thân 1968)?
A. Tố cáo tội ác xâm lược của đế quốc Mĩ.
B. Yêu cầu Mĩ chấm dứt chiến tranh.
C. Yêu cầu Mĩ rút hết quân đội Mĩ về nước.
D. Nêu cao lập trường chính nghĩa của ta, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.
Câu 10. Căn cứ vào lý do chủ yếu nào sau đây để nói rằng Mĩ "đã đặt ngang hàng kẻ đi xâm lược với người chống xâm lược"?
A. Mĩ thiếu thiện chí, muốn kéo dài chiến tranh ở Việt Nam.
B. Mĩ muốn duy trì chế độ tay sai để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới
C. Mĩ đòi “có đi có lại”, nếu Mĩ rút quân khỏi miền Nam thì quân đội miền Bắc cũng phải rút quân khỏi miền Nam.
D. Mĩ muốn giữ quân chư hầu của Mĩ ở lại miền Nam.
Câu 11. Lý do nào là sâu xa và quan trọng nhất làm Hội nghị Pari bị gián đoạn từ tháng 3 đến tháng 10/1972?
A. Ta mở cuộc tiến công chiến lược cuối tháng 3/1972 ở miền Nam.
B. Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.
C. Mĩ ngoan cố chưa từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam.
D. Mĩ quá tin vào sức mạnh và vũ khí Mĩ.
Câu 12. Nguyên nhân trực tiếp nào có ý nghĩa quyết định nhất buộc Mĩ phải ký hiệp định Pari (27/1/1973)?
A. Do đòi hỏi của dư luận thế giới đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
B. Do đòi hỏi của nhân dân Mĩ đòi chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
C. Do Mĩ liên tục thất bại quân sự trên chiến trường Việt Nam, nhất là trận “Điện Biên Phủ trên không”.
D. Do Mĩ không còn đủ sức tiếp tục cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 13. Trong các điều khoản của nội dung Hiệp định Pari, điều khoản nào có ý nghĩa nhất đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam?
A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
B. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân Đồng minh, phá hết căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
C. Các bên để nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do.
D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
Câu 14. Hiệp định Pari có nhiều ý nghĩa, ý nghĩa nào là quan trọng nhất?
A. Là cơ sở pháp lý quốc tế công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.
B. Đánh dấu sự phá sản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mĩ,
C. Tạo điều kiện để miền Bắc đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng CNXH, miền Nam có cơ sở chính tri, pháp lý để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (đánh cho ngụy nhào).
D. Là kết quả của quá trình đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
Câu 15. Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống câu sau đây cho đúng?
“Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường bất khuất của ” ………….
A. quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ.
B. quân dân miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của đế quốc Mĩ.
C. quân dân ta trên cả hai miền đất nước.
D. quân dân ta trên mặt trận quân sự.
Câu 16. Thắng lợi quan trọng của Hiệp định Pari đối với sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ cứu nước là gì?
A. Đánh cho “Mĩ cút” “Ngụy nhào”
B. Phá sản hoàn toàn chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh của Mĩ.
C. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh cho “Ngụy nhào”.
D. Tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân tiến lên đánh cho “Mĩ cút”, “Ngụy nhào”.
- Dự kiến sản phẩm
Trắc nghiệm: Đáp án in đậm.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng
- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Lập bẳng niên đại và sự kiện về thắng lợi chung của nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia trên các mặt trận quân sự và chính trị từ năm 1969 đến năm 1973.
- Dự kiến sản phẩm
Mặt trận |
Thời gian |
Sự kiện |
Chính trị |
Ngày 24, 25 – 4 – 1970 |
Hội nghị cấp cao ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia họp để biểu thị quyết tâm của nhân dân ba nước đoàn kết chiến đấu, chống đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. |
Quân sự |
Ngày 30 – 4 đến ngày 30 – 6 – 1970 |
Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Cam-pu-chia, đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng vùng đất đai rộng lớn với 4,5 triệu dân. |
Ngày 12 – 2 đến ngày 23 – 3 – 1971 |
Quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào, đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn – 719”, quét sạch 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn khỏi đường 9 – Nam Lào, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương. |
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm thêm một số tư liệu, tranh ảnh liên quan đến bài học.
+ Chuẩn bị bài mới
- Xem trước mục I, II bài 30.
- Trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học