Giáo án Lịch sử 9 bài 10: Các nước Tây Âu mới nhất

Ngày soạn: .................................................

Ngày giảng: ...............................................

Tiết 12, Bài 10: CÁC NƯỚC TÂY ÂU

I. Mục tiêu

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được nét nổi bật vềkinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Quan sát lược đồ 21 xác định v trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này.

- Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ …

3. Thái độ

- Việt Nam và EU đã thiết lập quan hệ ngoại giao và chính thức hợp tác về mọi mặt, cần tôn trọng quan hệ hợp tác với các nước châu Âu.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch s, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Quan sát lược đồ 21 xác định ví trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này.

+ Vận dụng kiến thức để rút ra được bài học sự phát triển của Việt Nam hiện nay.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp

III. Phương tiện

- Ti vi.

-Máy vi tính.

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tranh ảnh về Nhật Bản.

          -   Bản đồ châu Âu.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các nước Tây Âu.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là nhận xét được sơ lược về các nước Tây Âu qua một số hình ảnh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan một số tranh ảnh về các nước Tây Âu. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Những hình ảnh trên là biểu tượng của những quốc gia nào?

+ Lá cờ màu xanh có 12 ngôi sao là của tổ chức nào?

+ Em biết gì về các quốc giá đó? Và em biết gì về tổ chức đó?

- Dự kiến sản phẩm

+ Tháp đồng hồ Big ben là ở nước Anh, Tháp Effeln là biểu tượng của nước Pháp, đấu trường Colide ở Italia.

+ Lá cờ màu xanh, có 12 ngôi sao là biểu tượng của Liên minh châu Âu.

Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Đây là những quốc gia nằm ở Tây Âu, có nền kinh tế rất phát triển và đã thành lập tổ chức Liên minh châu Âu. Bài học hôm nay, thầy trò chung ta tìm hiểu về tình hình các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và sự Liên kết khu vực như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Hoạt động 1: 1. Tình hình chung

- Mục tiêu: Biết được nét nổi bật vềkinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK mục 1.

- Xác định trên lược đồ ví trí của Tây Âu.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận:

+ Nhóm 1,2: Trình bày nét nổi bật vềkinh tế của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nhóm 3,4: Trình bày nét nổi bật vềchính trị của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Nhóm 5,6: Trình bày nét nổi bật chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu và tình hình nước Đức sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ các nhóm làm việc.

GV giới thiệu vài nét về Tây Âu và chỉ trên lược đồ.

? Tình hình các nước Tây Âu trong CT2 nhứ thế nào?

? Để khôi phục kinh tế các nước Tây Âu đã làm gì?

? Kế hoạch Macsan được thực hiện như thế nào?

? Sau khi nhận viện trợ quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ như thế nào?

? Khi được củng cố quyền lực, giai cấp cầm quyền đã làm gì?

? Chính sách đối ngoại Tây Âu sau CT2 như thế nào?

? Trong thời kì chiến tranh lạnh, >< gay gắt giữa 2 phe XHCN và ĐQCN, các nước T.Âu đã làm gì? (Tham gia khối quân sự Bắc ĐTD (NATO 4.1949), tiến hành chạy đua vũ trang…)

? Tình hình nước Đức sau chiến tranh như thế nào?

? Nguyên nhân nào đưa đến nước Đức thống nhất?

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, phản biện.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

-Về kinh tế: nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch Mác-san". Kinh tế được phục hồi, nhưng các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

- Về chính trị: thu hẹp các quyền tự do dân chủ, xoá bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ, củng cố thế lực của giai cấp tư sản cầm quyền.

- Về đối ngoại: tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa; tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

- Tình hình nước Đức: bị chia cắt thành hai nhà nước: Cộng hoà Liên bang Đức và Cộng hoà Dân chủ Đức, với các chế độ chính trị đối lập nhau. Tháng 101990, nước Đức thống nhất, trở thành một quốc gia có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất Tây Âu.

2. Hoạt động 2. 2. Sự liên kết khu vực

- Mục tiêu: Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Quan sát lược đồ 21 xác định v trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này. Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm.

- Phương tiện

+ Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút.

- Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- HS đọc SGK.

- Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận: Hoàn thành bảng sau: Quá trình thành lập Liên minh châu Âu:

Thời gian

Thành lập

4/1951

3/1957

7/1967

12/1991

1/1999

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS và cung cấp thêm:

- Sau chiến tranh, ở Tây Âu xu hướng liên kết khu vực ngày càng nổi bật và phát triển. Những mốc phát triển chính của xu hướng này là :

+ Tháng 4 - 1951, "Cộng đồng than, thép châu Âu" được thành lập, gồm 6 nước : Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

+ Tháng 3 - 1957, "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC) được thành lập, gồm 6 nước trên. Cộng đồng kinh tế châu Âu chủ trương xoá bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện tự do lưu thông hàng hoá, tư bản và nhân công giữa 6 nước.

+ Tháng 7 - 1967, "Cộng đồng châu Âu"(EC) ra đời trên cơ sở sáp nhập 3 cộng đồng trên.

+ Sau 10 năm chuẩn bị, tháng 12 - 1991 các nước EC họp Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan). Hội nghị đã thông qua hai quyết định quan trọng: xây dựng một liên minh kinh tế và một liên minh chính trị, tiến tới một nhà nước chung châu Âu. Theo đòi hỏi của sự phát triển, Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) và từ ngày 1 - 1 - 1999, một đồng tiền chung của Liên minh đã được phát hành với tên gọi là đồng ơrô (EURO). Tới nay, Liên minh châu Âu là một liên minh kinh tếchính trị lớn nhất thế giới, có tổ chức chặt chẽ nhất với 25 nước thành viên (2004).

GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ 21 xác định v trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động

- Các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

* Dự kiến sản phẩm

Thời gian

Thành lập

4-1951

"Cộng đồng than, thép châu Âu"

3-1957

"Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu" và "Cộng đồng kinh tế châu Âu" (EEC)

7-1967

"Cộng đồng châu Âu"(EC)

12-1991

Cộng đồng châu Âu (EC) đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU)

1-1999

Phát hành đồng tiền chung của Liên minh châu Âu là đồng ơrô (EURO)

3.3. Hoạt động luyện tập

- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về các nước Tây Âu.

- Thời gian: 7 phút

- Phương thức tiến hành:

GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cánhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.

GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ nhằm mục đích gì?

A. Khôi phục kinh tế.

B. Tái đầu tư cho các thuộc địa.

C. Xây dựng trung tâm tài chính.

D. Ổn định đời sông nhân dân.

Câu 2. Các nước Tây Âu tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại các thuộc địa là để

A. tranh giành thuộc địa với Mĩ .

B. ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô và phe XHCN.

C. khôi phục ách thống trị như trước đây.

D. giúp đỡ các nước thuộc địa giành độc lập.

Câu 3. Cho các tổ chức sau:

1. "Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu"rồi "Cộng đồng kinh tế châu Âu".

2. "Liên minh châu Âu".

3. "Cộng đồng than thép châu Âu".

4. "Cộng đồng kinh tế châu Âu".

Hãy chọn các sắp xếp theo thứ tự thời gian

A. 1,2,3,4.

B. 2,4,1,3.

C. 3,1,4,2.

D. 3, 2,4,1.

Câu 4. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến liên kết khu vực Tây Âu?

A. Các nước Tây Âu có chung một nền văn minh, trình độ kinh tế không chênh lệch nhiều.

B. Các nước cần thống nhất và mở rộng thị trường để cạnh tranh với Nhật Bản và Mĩ.

C. Muốn thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ.

D. Muốn thành lập trung tâm kinh tế chính trị chống lại Liên Xô và các nước XHCN.

Câu 5. "Kế hoạch Mác-san" (1948) còn được gọi là

A. Kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước Tây Âu.

C. Kế hoạch phục hưng châu Âu.

D. Kế hoạch phục hưng kinh tế châu Âu.

Câu 6. Để nhận được viện trợ của Mĩ sau Chiến tranh thế giới lần hai, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ.

B. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ..

C. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập thị trường Tây Âu.

D. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.

Câu 7. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra 04 – 1949 nhằm

A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 8. Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.

B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.

C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.

D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.

Câu 9. Với sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) 04/1949 tình hình châu Âu như thế nào?

A. Ổn định và có điều kiện để phát triển.

B. Có sự đối đầu gay gắt giữa các nước với nhau.

C. Căng thẳng dẫn đến sự chạy đua vũ trang.

D. Dễ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

Câu 10. Đặc điểm nào là biểu hiện tích cực nhất trong thế giới tư bản sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai?

A. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước.

B. Sự "nhất thể hóa quốc tế" trong nền Kinh tế.

C. Sự khai thác những thành tựu khoa học kĩ thuật để đẩy mạnh phát triển kinh tế.

D. Sự phát triển về văn hóa, giáo dục, văn học nghệ thuật.

- Dự kiến sản phẩm

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

ĐA

A

C

C

D

C

B

B

B

C

C

3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng

- Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau.

- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.

Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

- Thời gian: 5 phút.

- Dự kiến sản phẩm

Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiểu lần trong lịch sử.

Từ năm 1950, sau khi phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

* GV giao nhiệm vụ cho HS

- Học bài cũ, soạn bài 11 với nội dung sau:

1. Hội nghị I-an-ta (Thời gian hội nghị, địa điểm, thành phần tham dự và hội nghị đã quyết định những vấn đề gì?)

2. Hội nghị I-an-ta tổ chức trong hoàn cảnh nào?

3. Tác động của những quyết định của hội nghị Ian-ta đối với tình hình thế giới sau 1945.

4 Nhiệm vụ chính của Liên hợp quốc.

5. Chiến tranh lạnh là gì? Biểu hiện và hậu quả của chiến tranh lạnh.

6. Tại sao Liên Xô – Mĩ kết thúc chiến tranh lạnh? Cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh là gì?

- Viết một đoạn văn khoảng 7-10 dòng về quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước trong Liên minh châu Âu.