Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Tiết:32, Bài 25:NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946-1950) (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
- Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.
2. kĩ năng:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ và các tranh ảnh lịch sử.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử, những hoạt động của địch của ta trong thời kì này.
3. Thái độ:
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, lòng tự hào dân tộc.
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực thực hành bộ môn, khai thác kênh hình, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh,...
+ Phân tích, so sánh, liên hệ, vận dụng kiến thức vào giải quyết tình huống, sử dụng lược đồ.
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Trực quan, phát vấn, phân tích, kể chuyện, mô tả, làm việc nhóm, nêu và giải quyết vấn đề, .....
III. PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh ảnh, máy chiếu…
- Tài liệu tham khảo.
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
IV. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh...
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
(Linh hoạt kết hợp với giới thiệu bài mới thông qua trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”)
3. Bài mới:
3.1. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT (5 phút)
1. Mục tiêu:
- Kiểm tra việc nắm kiến thức cũ của HS.
- Thông qua câu hỏi, khơi gợi HS liên tưởng những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp -> dẫn dắt vào bài mới.
2. Phương thức: GV mờiHS chơi trò chơi “Tìm mật mã lịch sử”. GV quy định rõ thể thức trò chơi. HS nắm thể thức trò chơi.
Có 4 câu hỏi (giành kiểm tra kiến thức bài cũ) , HS sẽ lật mở 4 mảnh ghép này để đoán bức nội dung và tìm ra mật mã lịch sử.
3. Dự kiến sản phẩm:
- GV chuẩn bị nội dung, thể thức trò chơi.
- HS được quyền chọn một câu hỏi bất kỳ, mỗi một câu hỏi là một nội dung kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp, nếu trả lời đúng thì các nội dung lần lượt được mở, nếu trả lời sai sẽ nhường quyền chơi cho bạn khác....Khi các nội dung lần lượt mở ra, HS được quyền đoán được mật mã lịch sử.
- HS trả lời -> GV chốt ý, quyết định điểm của các em thông qua trò chơi và dẫn vào bài mới.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC |
NỘI DUNG |
HĐ 1: Chiến dịch Việt Bắc – Thu Đông năm 1947 * Mục tiêu: - Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947: âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc và cuộc chiến đấu của quân dân ta: tóm tắt diễn biến, kết quả, ý nghĩa. * Phương thức: Hoạt động nhóm, cac nhân * Tổ chức hoạt động: - Em hãy trình bày âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tiến công Việt Bắc ? - Để thực hiện âm mưu đó Pháp đã có những hành động gì ? - Dựa vào nội dung và lược đồ Hình 45 SGK, hãy trình bày diễn biến Cuộc chiến đấu của quân dân ta bảo vệ Căn cứ địa Việt Bắc ? Hoạt động nhóm B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau: -Nhóm lẻ: (1,3) Chiến dịch Việt Bắc ta đã thu được kết quả như thế nào ? - Nhóm chẵn: (2,4) Chiến dịch Việt Bắc ta để ý nghĩanhư thế nào ? - B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. HĐ 2: Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện * Mục tiêu: - Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. * Phương thức: Hoạt động nhóm, cá nhân * Tổ chức hoạt động: - Sau khi thất bại ở Việt Bắc, Pháp đã có âm mưu gì đối với Đông Dương ? Hoạt động nhóm B1: GV chia cả lớp thành 4 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau: Dựa vào nội dung sgk trang 108 và 109 hãy vẽ Sơ đồ tư duy “Đảng và Chính phủ đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diệnnăm 1947”. - B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt). - B3: HS: báo cáo, thảo luận - B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. - Cho học sinh thấy được tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân và dân ta, Hồ Chí Minh. |
III.Chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông năm 1947 1. Thực dân Pháp tiến công căn cứ địa kháng chiến Việt Bắc a.Âm mưu: + Thực hiện “Đánh nhanh, thắng nhanh”. + Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực. + Khoá chặt biên giới Việt Trung để cô lập Việt Bắc. b. Diễn biến: - Học SGK, phần chữ in nghiêng trang 106 và 107 2. Quân dân ta chiến đấu bảo vệ căn cứ địa Việt Bắc a. Diễn biến: - Ta đánh nhiều hướng, bẻ gãy từng gọng kìm của địch. - Tại Bắc Cạn: Ta chủ động bao vây, chia cắt, phục kích. - Đường bộ: Ta phục kích ở đường số 4 thắng lớn ở đèo Bông Lau. - Đường thuỷ: Ta thắng lớn trên sông Lô, Đoan Hùng, Khe Lau. b. Kết quả: - Sau 75 ngày đêm chiến đấu: Căn cứ Việt Bắc được giữ vững, đầu não kháng chiến an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành nhanh chóng. c. Ý nghĩa: - Cổ vũ thêm tinh thần và sức mạnh cho quân và dân ta. IV. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện - Pháp thực hiện dùng người Việt đánhtranh. - Ta thực hiện: “Đánh lâu dài”. Tăng cường sức mạnh và hiệu lực của chính quyền dân chủ nhân dân. + Tăng cường lực lượng vũ trang. + Đẩy mạnh cuộc kháng chiến. - Thực hiện: + Quân sự: vận động vũ trang toàn dân, đẩy mạnh chiến tranh du kích. + Chính trị: năm 1948 tại Nam Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân. Tháng 6/1949 thống nhất 2 mặt trận: Việt Minh và Liên Việt. + Ngoại giao: Năm 1950 một loạt các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta. + Kinh tế: phá hoại kinh tế địch, xây dựng và củng cố kinh tế kháng chiến. + Giáo dục: Tháng 7/1950 ta chủ trương cải cách giáo dục phổ thông. |
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947. Bước phát triển của cuộc kháng chiến từ năm 1948-1853, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.
2. Phương thức: HS trả lời câu hỏi
-Em hãy trình bày chiến dịch Việt Bắc - Thu Đông 1947 qua lược đồ ?
3. Dự kiến sản phẩm:
GV quan sát cách trình bày của HS. Nếu HS trả lời sai thì HS khác và GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức.
3.4. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm.
2. Phương thức:
Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc chiến đấu thắng lợi ở đô thị và chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 ?
GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
+ Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học.
+ Chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
3. Dự kiến sản phẩm:
- Hình ảnh hoặc tư liệu về bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.
- Qua việc chuẩn bị bài mới, HS có được một số kiến thức nhất định về bài mới.