Ngày soạn: .................................................
Ngày giảng: ...............................................
Chương III. CUỘC VẬN ĐỘNG TIẾN TỚI CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945
TIẾT 25,BÀI 21. VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: sau khi học xong bài học sinh
- Sau khi CTTG 2 bùng nổ, Nhật vào Đông Dương, Pháp - Nhật cấu kết với nhau để thống trị và bóc lột Đông Dương, làm cho nhân dân ta vô cùng khốn khổ
- Những nét chính về diễn biến của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương. Ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc khởi nghĩa
2. Kỹ năng
Rèn luyện học sinh phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ,các tư liệu lịch sử để minh họa khắc sâu những nội dung cơ bản trong bài học.
3.Thái độ
Giáo dục h/s lòng căm thù đế quốc Pháp, FX Nhật, khâm phục tinh thần dũng cảm của nhân dân ta
4.Định hướng phát triển năng lực
-Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định các mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử
+ So sánh, nhận xét, đánh giá, vềphong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
+ Vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. HS biết nhận xét, đán giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta ngày nay
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp
III. Phương tiện: Lược đồ knghĩa Bắc Sơn, knghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương .
IV. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, tranh ảnh, tư liệu có liên quan, phiếu học tập
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc trước sách giáo khoa và tài liệu có liên quan.
- Sưu tầm tư liệu tranh ảnh vềphong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
V. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
3.1 Hoạt động khởi động
- Phương pháp, kĩ thuật: trực quan, thuyết trình.
- Thời gian:2 phút
- Tổ chức hoạt động: Giáo viên cho HS xem một số hình ảnh vềphong trào dân chủ thời kỳ 1936-1939
? Em có nhận định gì phong trào đấu tranh thời kỳ 1936-1939 ?
- Dự kiến sản phẩm (HS trả lời theo nhận định)
Trên cơ sở trả lời của học sinh GV dẫn dắt vào bài mới.
GV nhận xét vào bài mới: -Sau khi chiến tranhthế giới thứ hai bùng nổ phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương ,câu kết chặt chẽ với thực dân phápđể thống trị va bóc lộ nhân dân ta .Nhân dân Đông Dương phải sóng trong cảnh“một cổ hai tròng”rất cực khổ dưới sự lãnh đạo của Đảng,nhân dân ta đã vùng lênđấu tranhmở đầu thời kì mới thời kì kởi nghĩa vũ trang .Đó là 3 cuộc khởi nghĩa :Bắc Sơn,Nam kì và Binh biến Đô Lương.
3.2 Hoạt động hình thành kiến thức
1. Hoạt động 1
Mục I. . Tình hình thế giới và Đông Dương
- Mục tiêu: HS cần nắm được tình hình thế giới và Đông Dương trước chiến tramh thế giới thứ hai
-Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp. Nhóm.................
-Phương tiện: hình ảnh thế giới và Đông Dương
-Thời gian:15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và HS |
Dự kiến sản phẩm(Nội dung chính) |
1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập - chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục I SGK( thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau; + Nhóm chẵn:Tình hình thế giới ? + Nhóm lẻ:Tình hình Đông Dương ? 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt) Tình hình thế giới và Đông Dương những năm 1939 -1945 có gì khác so với thời kỳ 1936 1939? Vì sao TD Pháp và FX Nhật thoả hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương? GV. giải thích về sự cấu kết của Pháp - Nhật Nêu những thủ đoạn của Pháp -Nhật? Hậu qủa của những thủ đoạn đó? 3. Báo cáo kết quả và hoạt động = Đại diện các nhóm trình bày. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày, GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh |
* Thế giới - Tháng 9/1939, CTTG 2 bùng nổ - Tháng 6/1940, Đức tấn công Pháp → Chính phủ Pháp đầu hàng - Ở viễn Đông: Nhật xlược TQuốc, tiến sát biên giới Việt Trung. * Đông Dương - Pháp đứng trước 2 nguy cơ: cmạng Đông Dương, Nhật lăm le hất cẳng - Tháng 9/1940, Nhật → ĐDương → Nhật - Pháp cấu kết với nhau, áp bức bóc lột ndân ĐDương + Pháp thi hành chính sách gian xảo → thu lợi nhiều nhất + Nhật → Đông Dương thành thuộc địa, căn cứctranh Þ Nhân dân chịu 2 tầng áp bức |
2. Hoạt động 2: Những cuộc nổi dậyđầu tiên
- Mục tiêu: HS cần nắm được Những nét chính về diễn biến của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương. Ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc khởi nghĩa
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích tổng hợp. Nhóm.................
- Phương tiện:Những hình ảnh về diễn biến của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương.
- Thời gian:15 phút
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và HS |
Dự kiến sản phẩm(Nội dung chính) |
1.Chuyển giao nhiệh vụ học tập - chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục II SGK thảo luận và thực hiện các yêu cầu sau; + Nhóm chẵn: Khởi nghĩa Bắc Sơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?Vì sao cuộc knghĩa thất bại? + Nhóm lẻ:Nguyên nhân bnổ khởi nghĩa Nam Kỳ?Nguyên nhân bnổ khởi nghĩa Nam Kỳ? 2, Thực hiện nhiệm vụ học tập HS Đọc SGK và thực hiện theo yêu cầu, GV khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ, GV đến các nhóm theo giỏi hổ trợ HS làm việc những nội dung khó GV gợi mở( Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở linh hoạt) GV. Sử dụng LĐ tường thuật dbiến k nghĩa HS. Xác định vị trí Pháp ném bom tàn sát → giáo dục ý thức bảo vệ môi trường Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm rút ra từ 3 cuộc nổi dậy trên?? 3. Báo cáo kết quả và hoạt động - Đại diện các nhóm trình bày. 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả trình bày, GV bổ sung phân tích, nhận xét, đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ học tập củ HS, Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh |
1.Khởi nghĩa Bắc Sơn (27/9/1940) * Diễn biến: - Ngày 22/9/1940,Nhật→Lạng Sơn, Pháp bỏ chạy qua châu Bắc Sơn - Nhân dân Bắc Sơn nổi dậy → giải tán chính quyền địch, lập chính quyền cách mạng (27/9/1940) - Nhật – Pháp cấu kết→ đàn áp. * Kết quả: + Khởi nghĩa thất bại → Đội du kích Bắc Sơn 2.K nghĩa Nam Kỳ (23/11/1940) * Nguyên nhân: Do việc Pháp bắt lính Việt → Lào, cam-pu-chia chết thay cho chúng * Diễn biến: - Đêm 22 rạng 23/11/1940, knghĩa bùng nổ khắp các tỉnh Nam Kỳ - Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều vùng, cờ đỏ sao vàng lần đầu xuất hiện - Pháp đàn áp →cách mạng tổn thất nặng 3.Binh biến Đô Lương (13/01/1941) Không dạy 4. Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm - Chứng tỏ tinh thần yêu nước của ndân ta - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý: + Về khởi nghĩa vũ trang. + Xây dựng lực lượng vũ trang. + Chiến tranh du kích. |
3.3 Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới, mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về :
-tình hình thế giới và Đông Dương trước chiến tramh thế giới thứ hai
- Những nét chính về diễn biến của khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và Đô Lương. Ý nghĩa lịch sử của 3 cuộc khởi nghĩa
- Thời gian 8 phút
- Phương thức tiến hành: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy,cô.
- GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu HS chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm)
+Phần trắc nghệm khách quan
Câu 1: Kẻ thù chính của nhân dân đông dương trong thời kì này là
A. Nhật và Mĩ
B. Nhật và Đức
C .Nhật và Pháp
D. Nhật và Ý
Câu 2: Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện trong khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Nam kì
B.Khởi nghĩa Bắc Kì
C.Khởi nghĩa Bắc Sơn
D. Binh biến đô Lương
+Phần tự luận
Câu 1 Vì sao TD Pháp và FX Nhật thỏa hiệp với nhau để cùng thống trị Đông Dương?
- Dự kiến sản phẩm
+ Phần trắc nghiệm khách quan
Câu |
1 |
2 |
ĐA |
B |
A |
+Phần tự luận............................................
3.4 Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn, HS nhận xét đánh giá rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta ngày nay.
- Phương thức hình thành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới
Vì sao Nhật-Pháp cấu kết nhau thống trị đông dương?
-Thời gian 5 phút
-Dự kiến sản phẩm
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh
+ Học bài cũ theo câu hỏi SGK
+ Đọc soạn Bài 22