Bài 6: Định luật tuần hoàn - Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Sách chân trời sáng tạo
Cho cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p5. X là nguyên tố nào và có tính chất gì?
X là nguyên tố p vì electron cuối cùng được điền vào phân lớp p
X thuộc nhóm A có 7 electron lớp ngoài cùng nên X là phi kim
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn, không thể
Đáp án D
Có 3 nguyên tố X, Y, Z thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn:
- X, Y cùng chu kì và ở hai nhóm liên tiếp
- X, Z ở hai chu kì liên tiếp và cùng nhóm
- Các hydroxide của Y, X, Z có tính base tăng dần theo thứ tự
- Cấu hình electron của X là …3s2
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- Cấu hình electron đầy đủ của X là 1s22s22p63s2
⇒ Vị trí của X: ô số 12, chu kì 3, nhóm IIA (A đúng)
- X, Y cùng chu kì và ở hai nhóm liên tiếp
⇒ Y chu kì 3, nhóm IA hoặc IIIA
- X, Z ở hai chu kì liên tiếp và cùng nhóm
⇒ Z chu kì 2 hoặc 4, nhóm IIA
- Các hydroxide của Y, X, Z có tính base tăng dần theo thứ tự
⇒ Y nhóm IIIA, chu kì 3; Z nhóm IIA, chu kì 4
⇒ Oxide cao nhất của Y là Y2O3 (B sai)
Y là nhôm và Al(OH)3 là chất lượng tính (C đúng)
Z là Ca tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo base tương ứng và khí H2 (D đúng)
Hòa tan 60,9 gam hỗn hợp hai muối bari của hai halogen (ở hai chu kì liên tiếp) vào nước rồi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch K2SO4. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 58,25 gam kết tủa và dung dịch muối. Cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp hai muối khan. Phát biểu nào sau đây không đúng?
\(\begin{array}{*{20}{c}}{Ba{X_2}}\\a\end{array}\begin{array}{*{20}{c}} + \\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{{K_2}S{O_4}}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}} \to \\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{2KX}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}} + \\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{BaS{O_4}}\\a\end{array}\)
\(\begin{array}{*{20}{c}}{Ba{Y_2}}\\b\end{array}\begin{array}{*{20}{c}} + \\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{{K_2}S{O_4}}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}} \to \\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{2KY}\\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}} + \\{}\end{array}\begin{array}{*{20}{c}}{BaS{O_4}}\\b\end{array}\)
\({n_{BaS{O_4}}} = a + b = \dfrac{{58,25}}{{233}} = 0,25(1)\)
60,9=(137+2X)a+(137+2Y)b ⇒ 2Xa+2Yb=60,9-137(a+b)=26,65 ⇒ Xa+Yb=13,325 (2)
m muối = (39+X).2a+(39+Y).2a=78.(a+b)+2Xa+2Yb=19,5+26,65=46,15 (g) (A đúng)
Nhân hai vế của (1) với X ta được: Xa+Xb=0,25X (1’)
Từ (1’) và (2) ⇒ b(Y-X)=13,325-0,25X
⇒ \(b = \dfrac{{13,325 - 0,25X}}{{Y - X}}\)
Có 0<b<a+b=0,25 ⇒ \(0 < \dfrac{{13,325 - 0,25X}}{{Y - X}} < 0,25\)
Giả sử Y ở chu kì lớn hơn ⇒ Y-X>0 ⇒ X<53,3<Y
Do Y, X ở 2 chu kì liên tiếp của cùng phân nhóm ⇒ X là Cl, Y là Br (B đúng)
⇒ b=0,1 mol ⇒ a= 0,15 mol
⇒ \(\% {m_{Ba{Y_2}}} = \dfrac{{0,1.297}}{{60,9}}.100\% \approx 48,77\% \) (C đúng)
D sai vì halogen có khối lượng nhỏ hơn là Cl không phải Flo (Flo mới có giá trị độ âm điện lớn nhất trong các nguyên tố của bảng tuần hoàn)
X và Y là hai nguyên tố nhóm A cùng một chu kì và thuộc hai nhóm liên tiếp có tổng số proton là 13 biết ZX<ZY. Cho các phát biểu sau:
(1) Oxide cao nhất của X tan trong nước tạo dung dịch acid yếu.
(2) Y có 3 electron độc thân.
(3) Thứ tự tính phi kim tăng dần là X, Y.
(4) Y có độ âm điện lớn hơn X.
(5) Tính acid của hydroxide của X yếu hơn của Y.
Số phát biểu đúng là
Có ZX+ZY=13 (1)
X và Y là hai nguyên tố nhóm A cùng một chu kì, thuộc hai nhóm liên tiếp và ZX<ZY ⇒ ZY=ZX+1 (2)
Từ (1) và (2) ⇒ ZX=6; ZY=7
Cấu hình electron của X: 1s22s22p2
⇒ Vị trí của X: ô số 6, chu kì 2, nhóm IVA (X là C)
⇒ Oxide cao nhất của X là CO2 tan trong nước tạo acid yếu H2CO3 ((1) đúng)
Cấu hình electron của Y: 1s22s22p3 ((2) đúng)
X và Y cùng chu kì 2.
- Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính phi kim tăng dần nên X có tính phi kim yếu hơn Y ((3) đúng)
- Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, độ âm điện tăng dần nên X có độ âm điện nhỏ hơn Y ((4) đúng)
- Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần, tính acid của hydroxide tăng dần nên hydroxide của Y có tính acid mạnh hơn hydroxide của X ((5) đúng)