• Lớp Học
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
12 lượt xem

ĐỀ SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Lòng tự trọng đối với con người còn quan trọng hơn cả ngọc quý. Thomas Szasz đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác”. Ở bất cứ thời điểm nào con người cũng cần nâng niu, trân trọng lòng tự trọng của bản thân, không vì chút lợi ích mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân. Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở. (dowload.vn) 1.Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. 2.Tìm và ghi lại câu luận điểm của đoạn trích. 3.Theo đoạn trích, người có lòng tự trọng sẽ làm như thế nào khi họ mắc sai phạm? 4.Từ nội dung đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

1 đáp án
18 lượt xem
2 đáp án
19 lượt xem

Chỉ ra phép nhân hóa có trong các câu văn, ca dao, đoạn thơ sau? Cho biết phép nhân hóa đó thuộc kiểu nào? Nêu tác dụng của phép nhân hóa? 1. Chị mưa đem đến dòng nước mát cho bà con sau những ngày nắng gắt. 2. Gà mẹ đang cần mẫn và kiên trì tìm mồi cho đàn con thơ của mình. 3. Vì mây cho núi lên trời Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng 4. Mèo con đắn đo, băn khoăn hồi lâu rồi chạy đi. 5. Cún con buồn rầu, ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà. 6. Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ. 7. “Buồn trông con nhện giăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai” 8. Ông trời Mặc áo giáp đen Ra trận Muôn nghìn cây mía Múa gươm Kiến Hành quân Đầy đường. ( Mưa - Trần Đăng Khoa ) 9. Bến cảng lúc nào cũng đông vui. Tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nước. Xe anh, xe em tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. Tất cả đều bận rộn. 10. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép, có những anh Cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào.

2 đáp án
22 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm cái gì cũng tính toán chi ly từ đầu, người Việt Nam ta thường dựa vào tính tháo vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân hãy nhảy”, “liệu cơm gắp mắm”. Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt Nam chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương. Ngay bản tính “sáng tạo’ một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ. Trong một xã hội công nghiệp và “hậu công nghiệp” những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm. a,Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? b,Từ việc so sánh với người Nhật,tác giả muốn nói đến thực trạng con người Việt Nam ta như thế nào? c,Em hiểu thế nào là "nước đến chân mới nhảy" . Hiện nay có một số học sinh vẫn suy nghĩ theo kiểu "nước đến chân mới nhảy" em có đồng ý với phương châm sống đó không? Vì sao?

1 đáp án
63 lượt xem