ĐỀ SỐ 3 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Lòng tự trọng đối với con người còn quan trọng hơn cả ngọc quý. Thomas Szasz đã từng nói rằng: “Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác”. Ở bất cứ thời điểm nào con người cũng cần nâng niu, trân trọng lòng tự trọng của bản thân, không vì chút lợi ích mà đánh mất phẩm giá của chính mình. Người có lòng tự trọng là những người luôn sống trung thực. Sự trung thực được biểu hiện dưới rất nhiều hình thức khác nhau, đối với học sinh là tự học, tự làm bài, không quay cóp, xem bài của những bạn xung quanh. Trong công việc đó là sự nỗ lực cố gắng làm việc của mình, không đổ thừa cho người khác, không tranh giành những thứ không phải của mình. Người có lòng tự trọng là luôn biết ngồi đúng chỗ, luôn ý thức được giá trị của bản thân. Không chỉ vậy, người có lòng tự trọng là người dám nhận lỗi sai khi mình mắc sai phạm và biết khắc phục những khuyết điểm sai lầm ấy. Họ là những người sống có trách nhiệm, bản lĩnh tự tin, không đổ thừa cho hoàn cảnh, sẵn sàng nhận trách nhiệm về bản thân để thay đổi nó theo chiều hướng tích cực. Người có lòng tự trọng còn là người luôn biết giữ lời hứa, không sai hẹn. Đối với họ một lời nói ra “tứ mã nan truy”, lời nói có trọng lượng và có ý nghĩa. Họ đồng thời cũng là những người hết sức tự giác, tự giác học tập, tự giác hoàn thành công việc của bản thân mà không cần ai nhắc nhở. (dowload.vn) 1.Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên. 2.Tìm và ghi lại câu luận điểm của đoạn trích. 3.Theo đoạn trích, người có lòng tự trọng sẽ làm như thế nào khi họ mắc sai phạm? 4.Từ nội dung đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?
1 câu trả lời
1) Phương thức biểu đạt: tự sự+biểu cảm
2) "Người sáng suốt coi lòng tự trọng là không thể thương lượng, và sẽ không đổi nó lấy sức khỏe, sự giàu sang, hay bất cứ thứ gì khác"
3) Người có lòng tự trọng sẽ vui vẻ nhận sai lầm đó và rút ra sai lầm đó và sửa đổi để trở nên tốt hơn.
4) Lòng tự trọng là một đức tính của con người. Người có lòng tự trọng biết nhìn nhận và đánh giá sự vật, hiện tượng. Lòng tự trọng là sự song hành giữa nhận thức và hành động, giữa lời nói và việc làm. Lòng tự trọng là luôn biết giá trị của bản thân mình.