• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
13 lượt xem

Phân tích tình cảm ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau: Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà. Sau đó anh đi lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc … Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tần mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức để trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi.

1 đáp án
9 lượt xem

Phần I. Đọc - Hiểu văn bản (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha...Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! ...Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi". (SGK Ngữ Văn 9- Tập 1) Câu 1(1.25 điểm) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy đã góp phần như thế nào vào sự thành công của tác phẩm ? Câu 2 (0.75 điểm) Nhân vật "con bé" trong đoạn văn là ai? Theo em "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Đằng sau những lời nói đó ẩn chứa thái độ, tình cảm gì của "con bé" với ba mình? Câu 3 (1.0 điểm) Người cha trong đoạn trích mong con gọi một tiếng "ba" nhưng con bé không gọi mà nói "trổng" thậm chí gọi "người ta", làm cho người cha "khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi". Hãy cảm nhận tâm trạng người cha trong tình huống này. Phần II. Tập làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lời cảm ơn trong cuộc sống.

2 đáp án
9 lượt xem

Phần Đọc - Hiểu Chúng ta hồn nhiên khi tham gia mạng xã hội và ném vào đại dương dữ liệu lớn mọi thông tin cá nhân. Ai cũng có thể tìm theo dấu tích số của chúng ta trên Internet. Nó không chỉ là những thứ thông tin được viết ra, hay bức ảnh được chủ động đăng tải: Với nhu cầu gây dựng dữ liệu, các nhà cung cấp theo dõi nhất cử nhất động của bạn, từ vị trí, các thói quen đọc, những từ khóa bạn tìm kiếm, những người bạn hay tương tác ... mọi cú nhấp chuột dù là vô thức đều được ghi lại và trở thành hàng hóa. Liệu những nút report (báo cáo) nội dung bị xâm hại cá nhân của các nhà cung cấp là đủ? Liệu khung pháp lý đã đủ để trấn an người dùng về an toàn mạng? Trước khi mọi thứ được kiểm soát thì có thế hậu quả đã xảy ra như một nữ sinh ở Nghệ An mới tự tử vì bạn trai đưa clip hôn nhau lên mạng. Diễn viên, nhà văn Steven Wright từng nói: “Internet giống như miền Tây hoang dã vậy. Chẳng có luật lệ”. Tôi đang nghĩ về những thế hệ lớn lên trong thời đại số. Làm sao để con tôi, cháu tôi được giáo dục Internet đầy đủ, biết ý thức khai thác mặt tốt của Internet và biết tự bảo vệ mình? (Trích Đời tư là hàng hóa - Phạm Hải Chung) a. Nêu nội dung của đoạn văn trên. b. Em có đồng ý với suy nghĩ của tác giả: Chúng ta hồn nhiên khi tham gia mạng xã hội và ném vào đại dương dữ liệu lớn mọi thông tin cá nhân. Ai cũng có thể tìm theo dấu tích số của chúng ta trên Internet. Vì sao?

1 đáp án
14 lượt xem

Câu 3: Trong tác phẩm Chiếc lược ngà, ghi lại cảnh chia tay của cha con ông Sáu, nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết: Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi 1. Vì sao khi chứng kiến giây phút này, bà con xung quanh và nhân vật tôi lại có cảm xúc như vậy? 2. Người kể chuyện ở đây là ai? Cách chọn vai kể ấy góp phần như thế nào để tạo nên sự thành công của truyện Chiếc lược ngà 3. Kể tên hai tác phẩm khác viết về đề tài cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc ta mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn 9 và ghi rõ tên tác giả. Câu 4:Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn lớn của quân Mĩ- Ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. Tôi không đủ lời lẽ để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh. - Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu. Tôi cúi xuống gần anh và khẽ nói. Đến lúc ấy, anh mới nhắm mắt đi xuôi” 1. Phân tích ngữ pháp của câu văn sau: “Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh” 2. Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật nào? 3. Lời kể đó gợi cho em những suy nghĩ gì về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh?

1 đáp án
12 lượt xem

Câu 1: Vì sao câu chuyện về tình cha con cảm động trong chiến tranh lại được Nguyễn Quang Sáng đặt tên là Chiếc lược ngà Câu 2: Cho đoạn trích: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: “Má!Má!”. Còn anh, anh đứng sững lại đó nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” (Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2009) 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai? Kể tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. 2. Xác định thành phần khởi ngữ trong câu “Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy” 3. Lẽ ra cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc, nhưng trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến anh đau đớn. Vì sao vậy? 4. Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp làm rõ tình cảm sâu nặng của người cha đối với con trong tác phẩm trên, trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và phép thế.(Gạch dưới câu bị động và từ ngữ dùng làm phép thế)

1 đáp án
10 lượt xem
1 đáp án
11 lượt xem

Đọc đoạn trích sau: Ông Hai trả tiền nước, dùng dậy, chèm chẹp miệng cười nhạt một tiếng, vươn vai nói toi Hà, nắng gớm, về nào... Ông lão và và đừng làng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đầm người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú - Cha mẹ tiễn sư nhà chúng nó! Đôi khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bản nước thì cử cho mỗi đứa một nhất! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoảng nghĩ đến mụ chủ nhà Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mẩy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đẩy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đẩy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mầm mà đi làm cái giống Việt gian bản nước đề nhục nhã thế này. Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. (Làng, Kim Lân, SGK Ngữ văn 9, tập Một, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2010, trang 165,166) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (1.0 điểm). Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra yếu tố độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích. Câu 3 (1.0 điểm). Trong câu “Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú", từ “chua” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Từ “chua” trong trường hợp này có nghĩa là gì? Câu 4. (1.0 điểm) Qua đoạn trích, em hiểu gì về tâm trạng nhân vật ông Hai? Câu 5. (1.0 điểm) Trong cuộc sống, mỗi người đôi khi cũng “ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm”. Theo em, trong giao tiếp, làm thế nào để có lời nói đúng?

1 đáp án
10 lượt xem