Phần I. Đọc - Hiểu văn bản (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha...Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! ...Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi". (SGK Ngữ Văn 9- Tập 1) Câu 1(1.25 điểm) Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy đã góp phần như thế nào vào sự thành công của tác phẩm ? Câu 2 (0.75 điểm) Nhân vật "con bé" trong đoạn văn là ai? Theo em "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Đằng sau những lời nói đó ẩn chứa thái độ, tình cảm gì của "con bé" với ba mình? Câu 3 (1.0 điểm) Người cha trong đoạn trích mong con gọi một tiếng "ba" nhưng con bé không gọi mà nói "trổng" thậm chí gọi "người ta", làm cho người cha "khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi". Hãy cảm nhận tâm trạng người cha trong tình huống này. Phần II. Tập làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về giá trị của lời cảm ơn trong cuộc sống.
2 câu trả lời
Câu 1:
- Đoạn trích trong tác phẩm "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng
- Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật: Bác Ba - người bạn thân của ông Sáu
- Cách chọn vai kể như vậy đã góp phần: tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.
Câu 2:
- Nhân vật "con bé" trong đoạn văn là bé Thu
- Theo em "con bé" đã vi phạm phương châm hội thoại: phương châm lịch sự (vì khi nói chuyện với anh Sáu mà nó lại nói trổng)
- Ẩn chứa tình cảm yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt
Câu 3:
Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực:Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Anh đau khổ lắm nhưng chỉ “nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười” vì “khổ tâm đến nỗi không khóc được”.
Phần II
Câu 1:
Lời cảm ơn là bày tỏ thái độ trân trọng và tình cảm tri ân bằng lời nói sau khi nhận lấy một giá trị tốt đẹp nào đó từ người khác. Lời cảm ơn là tiếng nói chân thành thể hiện niềm cảm thông thấu hiểu trước hành động tốt đẹp của người với người trong xã hội. Lời cảm ơn là một trong những biểu hiện thái độ của ứng xử văn hóa, một hành vi văn minh và lịch sử trong các mối quan hệ xã hội. Biết ơn cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tọc ta từ ngàn đời nay. Đứng giữa một tập thể, một công đồng, nếu một người nói ra những lời cảm ơn chân thành, sẽ cho mọi người thấy được phẩm chất văn hóa của cá nhân, giúp mọi người dễ dàng cư xử và đối xử tốt đẹp với nhau hơn. Lời cảm ơn trong nhiều trường hợp không chỉ đem lại những niềm vui mà còn là một cách giúp giải tỏa những khúc mắc, giúp mối quan hệ của người với người trở nên vị tha và chân thành hơn.Mỗi khi giúp đỡ ai đó, không mong sẽ được nhận bất cứ thứ gì, không cần người đó phải trả ơn bằng vật chất, cái chúng ta cần có lẽ chỉ là lời cảm ơn chân thành. Bởi thế mỗi chúng ta phải nghĩ đến những ai đã đốt lên ngọn lửa trong chúng ta với lòng biết ơn sâu sắc.Biết nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, văn hóa, một lối sống giàu ý thức tự trọng. Bạn hãy nói lời cảm ơn trước tiên đó chính là cha mẹ, vì họ chính là người giúp bạn tồn tại ở cuộc sống này, cũng là người đã nuôi dưỡng dạy dỗ bạn hằng ngày. Hãy cảm ơn những giúp bạn vượt qua những khó khăn, hay người hàng xóm nhắc bạn tắt công tắc nước khi nước tràn bể…..Hãy tự mình thực hiện lời cảm ơn chân thành. Nói lời cảm ơn người khác còn thể hiện tình yêu cuộc sống thắm thiết, yêu thương con người và khát vọng làm được những điều tốt đẹp ở đời.Dù trong thời đại nào, biết nói lời “cảm ơn” là một nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con người, là một hành động cần thiết trong những mối quan hệ giao tiếp hằng ngày. Lời cảm ơn thể hiện sự trân trọng của con người đối với cuộc sống.
Câu1
-Đoạn trích trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng
-Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng “tôi” là người bạn thân của ông Sáu.
-Câu chuyện về hai cha con thông qua lời kể của người bạn ông Sáu, đã tạo cho câu truyện tính khách quan chân thực và thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa những người đồng chí trong chiến đấu.
Câu 2
-Nhân vật"con bé" trong đoạn văn là bé Thu.
- Con bé nói trổng như vậy là đã vi phạm phương châm lịch sự.
– Nó cố tình vi phạm như vậy vì không muốn dùng từ “ba” để gọi ông Sáu
Mình chỉ làm được đến đây thôi, xl bạn