• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
15 lượt xem
1 đáp án
10 lượt xem

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi cùng nhau. Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai. Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh. (Richard Carlson - Tất cả đều là chuyện nhỏ, NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Theo em việc bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai là đúng hay sai? (0,5 điểm) Câu 3.Xác định lời dẫn trực tiếp trong câu sau, chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng việc khẳng định mình luôn đúng và mình muốn được hạnh phúc thường không đi cùng nhau không? Vì sao? (1,0 điểm)

2 đáp án
16 lượt xem

Trong cuộc sống, niềm vui đem tới cho ta cảm giác vui vẻ, đau khổ đem đến cho ta cảm giác khó quên. Ta khó mà nhớ lại được những chuyện vui, nhưng chuyện buồn thì cứ day dứt mãi không quên. Nếu chuyện đau buồn là không thể tránh khỏi, cũng không có cách nào chống chọi lại nó, vậy tại sao không học cách mỉm cười đối diện với những khổ đau sẽ đến với ta? Thời gian rồi cũng trôi qua, nỗi buồn sẽ tạm biệt với kí ức, học cách đón nhận, học cách nhẫn nhịn, học cách trân trọng, có như vậy cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Hơn tất thảy là giữ vững trái tim bình thản. Năm tháng cứ như vậy lặng lẽ trôi qua, những thất bại và thành công, những nỗ lực và thành quả rồi cũng đều trở thành quá khứ, điều duy nhất lưu lại cho chúng ta là những kí ức về niềm vui và nỗi buồn, cũng như những điều ta lĩnh hội được qua mỗi lần hồi tưởng. Cuộc đời vốn như vậy, không cho ta quá nhiều lựa chọn, điều ta có thể tùy ý lựa chọn đó là thái độ của ta đối với cuộc sống. Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 Theo văn bản, con người có phản ứng khác nhau như thế nào trước niềm vui và nỗi buồn? Câu 3 Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu sau: “Thời gian rồi cũng trôi qua, nỗi buồn sẽ tạm biệt với kí ức, học cách đón nhận, học cách nhẫn nhịn, học cách trân trọng, có như vậy cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn.” Câu 4 Nêu nhận xét của em về quan niệm của tác giả được thể hiện trong câu sau: “Cuộc đời vốn như vậy, không cho ta quá nhiều lựa chọn, điều ta có thể tùy ý lựa chọn đó là thái độ của ta đối với cuộc sống.”

1 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
12 lượt xem

Không, bắc đìng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau đưới Sa Pa! Ngày này sang ngày khác ông ngồi im trong viườn su hào, rình xem cách ong lấy phấn, thụ phần cho hoa su hào. Rồi, để được theo ý mình, tự ông cẩm một chiếc que, mỗi ngày chín mười giờ sáng, lúc hoa tung cánh, đi từng cây su hào làm thay cho ong. Hàng van cây như vậy. Đế củ su hào nhân dân toàn miền Bắc nước ta ăn được to hơn, ngon hơm trước. Ông kĩ sư làm cháu thấy cuộc đời đẹp quả. Bác về Sa Pa vẽ ông ta đi, bảc. Hay là, đồng chi nghiên cửu khoa học ở cơ quan cháu ở dưới ấy đẩy. Có thể nói đồng chỉ ấy trong te thế sẵn sàng suốt ngày chờ sét. Nửa đêm mưa gió rét buốt, mặc, cứ nghe sét là đồng chỉ choảng choàng chạy ra. Như thế mười một năm. Mười một năm không một ngày xa cơ quan. Không đi đến đâu mà tìm vợ. Đồng chỉ cứ sợ nhỡ có sét lại văng mặt mình. Đồng chỉ đang làm một cái bản đồ sét riêng cho nước ta. Có cái bản đồ ấy thì lảm của lắm bác ạ. Của chìm nông, của chìm sâu trong lòng đất đều có thể biết, quý giá lắm. Trán đồng chỉ cứ hỏi dần đi. Nhưng cái bản đồ sét thì sắp xong rồi. Nêu nội dung đoạn trích

1 đáp án
10 lượt xem