ai làm đc mik cho ctlhn và 5 sao :D Đọc và tóm tắt các truyện sau : Chuyện người con gái nam xương, Làng, Chiếc lược ngà ,Lặng lẽ ở sapa
2 câu trả lời
+) Tóm tắt văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương" - Nguyễn Dữ
Vũ Nương là người con gái quê ở Nam Xương, không chỉ xinh đẹp mà còn có tư dung tốt đẹp. Điều ấy khiến cho Trương Sinh - một chàng trai trong làng yêu mến, xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Trong cuộc sống vợ chồng, biết chồng là một người hay ghen, nàng luôn sống giữ gìn khuôn phép để gia đình hòa thuận. Vậy mà chồng nàng, sau khi đi lính chỉ vì một lời ngây thơ của con trẻ, chưa làm rõ đầu đuôi câu chuyện đã giở thói ghen tuông. Dù Vũ Nương hết lòng giải thích nhưng vẫn vô dụng. Nàng quyết định tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình. Sau này, khi đã hiểu rõ mọi chuyện, Trương Sinh cảm thấy hối hận thì cũng đã muộn. Chàng cho người lập đàn giải oan cho vợ, Vũ Nương hiện về lúc ẩn lúc hiện và nàng không thể quay lại trần gian được nữa
+) Tóm tắt văn bản "Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng
Chiến tranh xảy ra, ông Sáu cũng như bao người con trai khác phải đi lính. Ông tạm để lại vợ con nơi quê nhà và đặc biệt là đứa con gái mới tròn một tuổi. Tám năm sau, khi ông trở về thì con gái ông - bé Thu - không nhận ba và đối xử thờ ơ, vô lễ với ba. Nhưng trước khi chia tay, bé Thu và ông Sáu đã hàn gắn lại sau những hiểu lầm trong bữa cơm hôm trước. Ở chiến khu, ông Sáu tỉ mỉ làm chiếc lược ngà tặng con gái, ông khắc lên đó dòng chữ: "Thương nhớ tặng Thu con của ba." Trong một trận càn của giặc, ông Sáu đã hi sinh, ông nhờ anh Ba trao lại chiếc lược cho con gái. Chiếc lược đến được tay bé Thu khi cô đã trở thành một cô giao liên xinh đẹp, dũng cảm.
+)Tóm tắt văn bản " Làng " - Kim Lân
Ông Hai là một nông dân thật thà, chất phát, quê ở làng Chợ Dầu. Do điều kiện kháng chiến, gia đình ông phải di tản dân cư. Ở đây lúc nào ông cũng nhớ về làng và luôn theo dõi tin tức cách mạng. Nhưng một hôm ông nghe tin làng Chợ Dầu đi theo Tây, ông bàng hoàng, tủi nhục, đau đớn, không muốn gặp ai bỏ cả thối quen ra phòng thông tin. Ống thấy thù làng, bị bà chủ nhà đuổi, gia đình ông không biết đi về đâu nhưng kiên quyết không về làng. Sau đó, ông nhận được tin cải chính, ông vui mừng khoe với mọi người làng Chợ Dầu không theo giặc, nhà ông bị đốt và lại say xưa kể về làng.
+)Tóm tắt văn bản " Lặng lẽ Sa Pa" - Nguyễn Thành Long
Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long kể về anh thiên niên làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m. Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi sống một mình khiến anh luôn khao khát được trò chuyện với mọi người.
Cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên với ông họa sĩ và cô kỹ sư diễn ra. Anh mời họ đến thăm nhà của mình, kể cho họ nghe về cuộc sống hàng ngày. Ông họa sĩ cảm nhận được nét đẹp đáng quý trong phẩm chất, tâm hồn của anh. Ông bày tỏ hy vọng được vẽ chân dung anh. Nhưng anh thanh niên đã từ chối, và còn giới thiệu cho ông những người mà anh cảm thấy xứng đáng hơn mình.
Chẳng mấy chốc mà ba mươi phút nghỉ ngơi đã kết thúc, trước khi ra về, anh tặng họ một làn trứng làm quà đi đường. Sau cuộc gặp gỡ ấy, anh thanh niên đã để lại trong lòng ông bác sĩ và cô kĩ sư những tình cảm tốt đẹp về hình ảnh những con người lao động với những công việc bình dị mà ý nghĩa.
taductuan Hoidap247
Làng (Kim Lân)
Truyện kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu.Ông gắn bó và yêu tha thiết làng quê mình. Ông thường khoe làng ông giàu đẹp,làng kháng chiến.Vì cuộc sống của gia đình,vì cuộc kháng chiến,ông phải rời làng. Tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ để nói chuyện về làng cho đỡ nhớ. Hằng ngày ông đến phòng Thông tin để theo dõi tin tức về làng.
Một hôm,nhận được tin làng theo giặc,ông bàng hoàng,xấu hổ tủi nhục.Mấy ngày liền ông không bước chân ra khỏi nhà. Bế tắc,đau khổ,ông tâm sự với đứa con út cho vơi đi nỗi lòng.Rồi một hôm nhận được tin cải chính, ông Hai sung sướng tột độ.Mặc dù nhà bị đốt nhưng ông vẫn vui vẻ đi khoe và kể về làng như trước
Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
Trên một chuyến xe đi Lào Cai có bác lái xe,ông họa sĩ và cô kỹ sư. Qua lời kể của bác lái xe,họ biết được anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn. Đến SaPa,xe dừng lại,anh thanh niên được bác lái xe giới thiệu gặp ông họa sĩ và cô kỹ sư. Anh mời họ lên thăm nhà.
Qua cuộc trò chuyện vui vẻ,thân mật, họ biết được anh thanh niên hằng ngày làm công việc đo gió,đo mưa, giúp vào việc báo trước thời tiết.Khâm phục trước tinh thần làm việc và sự cống hiến lặng lẽ của anh thanh niên,họa sĩ vẽ chân dung anh.
Để không vô lễ,anh ngồi yên cho ông vẽ nhưng từ chối vì nghĩ mình không xứng đáng.Ba mươi phút trôi qua, họ chia tay nhau trong sự lưu luyến. Họa sĩ và cô kỹ sư đi tiếp chặng đường,còn anh thanh niên trở về với công việc thường ngày của mình.
Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)
Ông Sáu là một cán bộ kháng chiến,xa nhà nhiều năm.Mãi đến khi hòa bình lập lại ông mới có dịp về thăm nhà.Bé Thu không nhận ông là cha vì thấy xa lạ. Đến khi nhận ra người cha và tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi.
Ở khu căn cứ,ông dồn nỗi nhớ thương và tình yêu con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cho con.Trong một trận càn của địch,ông đã hi sinh.Ông Sáu còn kịp đưa cây lược ngà cho người bạn đem về trao lại cho bé Thu
Chuyện người con gái nam xương (Nguyễn Dữ)
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp nên được Trương Sinh đem lòng yêu mến liền xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về làm vợ. Biết chồng có tính đa nghi nên, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép. Bấy giờ, đất nước có chiến tranh, Trương Sinh phải lên đường đi lính. Vũ Nương ở nhà sinh nuôi dạy con và chăm sóc mẹ già, lo ma chay chu đáo khi mẹ chồng mất. Khi Trương Sinh trở về, bế con ra mộ thăm mẹ thì hiểu lầm rằng vợ có người khác. Vũ Nương chịu oan khuất biết không thể rửa sạch liền nhảy xuống sông tự vẫn. Một đêm nọ, Trương Sinh bế con ngồi trước ngọn đèn, thấy đứa bé chỉ vào cái bóng mình bảo đấy là cha mới nhận ra mình đã hiểu lầm vợ, hối hận cũng đã muộn. Cùng làng có người tên là Phan Lan vì cứu Linh Phi trước đó nên khi gặp nạn chết đuối đã được Linh Phi cứu sống, tình cờ gặp Vũ Nương ở thủy cung. Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi theo chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh lập đàn giải oan bên bến Hoàng Giang. Vũ Nương hiện ra giữa dòng ngồi trên chiếc kiệu hoa đa tạ chàng rồi biến mất.
Tus cho xin 5sao và trả lời hay nhất ạ