I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Bạn không cần phải thắng bằng mọi giá Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Trong nhiều trường hợp, hai điều này thường không đi cùng nhau. Việc tỏ ra mình là người luôn đúng - nghĩa là người khác sai - sẽ đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm. Và nếu tình trạng này cứ tiếp diễn sẽ khiến đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn dành rất nhiều thời gian và công sức để chứng minh (hay bảo vệ) quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai. Vô tình hay hữu ý, nhiều người tin rằng việc đưa ra ý kiến riêng “đúng đắn” sẽ giúp người khác điều chỉnh họ và học hỏi thêm nhiều điều. Thực ra, điều này hoàn toàn sai. Bạn hãy nhớ lại xem, đã bao giờ bạn bị ai đó “sửa lưng” và bạn nói với họ: “Cảm ơn bạn đã chỉ cho tôi thấy điều tôi sai!”. Hoặc đã bao giờ có ai đó nói cảm ơn khi bạn phản đối họ hay chứng tỏ bạn đúng họ sai. Sự thật là đa phần chúng ta đều không thích bị người khác vạch ra sai lầm của mình. Con người luôn mong muốn người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh. (Richard Carlson - Tất cả đều là chuyện nhỏ, NXB Tổng hợp Thành phố HCM, trang 35) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản. Câu 2. Theo em việc bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai là đúng hay sai? (0,5 điểm) Câu 3.Xác định lời dẫn trực tiếp trong câu sau, chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là: “Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”. Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của tác giả cho rằng việc khẳng định mình luôn đúng và mình muốn được hạnh phúc thường không đi cùng nhau không? Vì sao? (1,0 điểm)
2 câu trả lời
Câu 1: Nghị luận
Câu 2: Theo em là nó đúng trong một số trường hợp và sai trong một số trường hợp. Nên cần phải có sự cân nhắc khi muốn bảo vệ quan điểm hay bác bỏ quan điểm
Câu 3: Lời dẫn trực tiếp là "Tôi muốn mình luôn luôn đúng hay tôi muốn được hạnh phúc?”
Dẫn gián tiếp: Một trong những câu hỏi quan trọng bạn có thể tự hỏi là bạn muốn mình luôn đúng hay muốn mình được hạnh phúc?
Câu 4:
Em đồng ý. Vì theo em, khẳng định mình luôn đúng là điều cho thấy ta ngạo mạn, ta hơn đời. Không một ai luôn đúng mà chúng ta luôn có những sai lầm, hạn chế. Muốn hạnh phúc thì cần biết dung hòa, học tập, trau dồi, rèn luyện bản thân mình chứ không nên bảo thủ. Hạnh phúc ấy phải đến từ sự khiêm tốn, lòng chân thành và tinh thần câu thị chứ không phải thái độ bảo thủ, tự tin quá mức.
Câu 1. Trong nội dung đoạn trích, tác giả đã chỉ ra tác hại của việc tỏ ra mình là người luôn đúng là:
- Đẩy chúng ta vào thế sẵn sàng tranh cãi với bất kỳ ai không cùng quan điểm.
- Đầu óc chúng ta tốn rất nhiều năng lượng cũng như làm chúng ta xao nhãng với cuộc sống xung quanh.
Câu 2. Học sinh có thể lập luận theo nhiều quan điểm khác nhau, song cần làm rõ được các ý:
- Việc bảo vệ quan điểm của mình là đúng. Bởi đó là cách để khẳng định bản thân và cần thiết phải giữ vững lập trường, suy nghĩ của mình.
- Tuy nhiên, bảo vệ quan điểm của mình và cho rằng người khác đã sai lại không đúng. Bởi vì trong mỗi nhận xét, đánh giá về bất cứ sự việc, hành động nào của bạn hay người khác thì đều dựa trên nhận thức về cách nhìn nhận, kiến thức, thực tiễn của mỗi người. Việc bạn cho rằng mình đúng chỉ là một khía cạnh đánh giá phiến diện mà thôi.
- Cho nên không nhất thiết trong mọi trường hợp cần bảo vệ quan điểm của mình và cố gắng chỉ ra người khác đã sai.
Câu 3. Để được người khác lắng nghe và công nhận, chúng ta cần:
- Học cách lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ người khác
- Từ bỏ thói quen phản đối, bác bỏ quan điểm của người khác. Thay vào đó, hãy khéo léo chỉ ra chỗ sai của người khác để họ vui lòng sửa lỗi.
Câu 4. Học sinh có thể đưa ra kiến giải riêng của mình và lập luận thuyết phục. Song cần làm rõ được các ý:
- Việc khẳng định mình luôn đúng là thái độ hiếu thắng, tự kiêu tự đại không nên có trong giao tiếp.
- Niềm hạnh phúc là cảm giác mãn nguyện khi chúng ta đạt được ước mơ trong cuộc sống.
- Việc khẳng định mình luôn đúng không thể đem lại hạnh phúc cho con người bởi vì:
+ Tâm lý hiếu thắng có thể đem lại cho bạn cảm giác hãnh diện vui sướng nhất thời. Nhưng sẽ khiến bạn trở nên bị ghen ghét, xa lánh.
+ Bản thân mình không lắng nghe và nhận thấy lỗi sai của mình.
+ Khiến cho người khác thấy bực bội, không muốn lại gần.
Câu 5.
* Yêu cầu về hình thức:
– Đảm bảo bố cục đoạn văn 200 chữ: câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
– Trình bày câu văn mạch lạc, lập luận rõ ràng, sáng nghĩa
* Yêu cầu về nội dung:
– Giải thích câu nói: là lời cảm ơn cần thiết khi có ai đó vạch ra lỗi sai của chính mình
– Phân tích ý nghĩa của câu nói:
+ Câu nói đã khẳng định rằng: không phải mọi lúc bản thân mình luôn đúng. Do đó, khi được người khác chỉ ra sai lầm của mình cần biết lắng nghe để sửa lỗi
+ Biết nói lời cảm ơn khi có người giúp bạn sửa sai và hoàn thiện chính mình. Đó là lối ứng xử văn hóa
– Bàn luận:
+ Trong giao tiếp, không ai luôn đúng hoặc luôn sai. Chúng ta nhất thiết cần phải lắng nghe quan điểm của người khác và nhìn thấy chỗ sai của mình.
+ Trên thực tế, nhiều người luôn cố tỏ ra mình luôn đúng và phủ nhận người khác. Khi bị vạch ra sai lầm thì luôn cảm thấy khó chịu, ấm ức. Đó là thái độ tiêu cực, cần loại bỏ khi giao tiếp.
– Bài học nhận thức và hành động:
+ Luôn học hỏi, lắng nghe từ người khác
+ Luôn cầu thị, tự sửa lỗi để hoàn thiện mình
+ Không nhất thiết phải thắng bằng mọi giá trong giao tiếp. Luôn khiêm tốn với chính mình, luôn khéo léo trong cách chỉ ra lỗi sai của người khác.