“ Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó lại bảo: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng: - Vô ăn cơm! Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ Ba vô ăn cơm ”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra: - Cơm chín rồi! Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo: - Con kêu rồi mà người ta không nghe.” a. . Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, của ai? Ngôi kể của đoạn văn là gì? b.. Những biểu hiện của nhân vật bé Thu ở trên nói lên thái độ gì và qua đó bộc lộ tình cảm như thế nào đối với nhân vật ông Sáu? c. Tìm lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên ? Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Từ đó nêu khái niệm về lời dẫn trực tiếp?

1 câu trả lời

`text{a,}`

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm: "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng

- Ngôi kể của đoạn văn: ngôi thứ nhất ( theo lời kể của nhân vật anh Ba)

`text{b,}`

- Những Thu ở trên nói lên thái độ: bướng bỉnh, mạnh mẽ

- Qua đó, bộc lộ tình cảm đối với nhân vật ông Sáu: xa lánh, né tránh ông Sáu, kiên quyết không nhận ông Sáu là ba

`text{c,}`

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên:

+ "Thì má cứ kêu đi."

+ "Vô ăn cơm!"

+ "Cơm chín rồi!"

+ "Con kêu rồi mà người ta không nghe.”

- Đây là lời nói của nhân vật.Vì trước mỗi câu này đều có dấu hai chấm, xuống dòng và có gạch đầu dòng

- Khái niệm về lời dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.