Trong tác phẩm "Làng” - nhà văn Kim Lân đã miêu tả diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai trong một biến cố bất ngờ: “Ông Hai quay phát lại lắp bắp hỏi: - Nó ... Nó vào làng Chợ Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng? Người đàn bà ẵm con cong môi lên đỏng đảnh: -Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa! Cổ ông lão nghen ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cắt tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại..." (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, trang 165) Câu 1: Viết về tình yêu làng Chợ Dẫu của ông Hai, vì sao Kim Lân lại đặt nhan đề tác phẩm là "Làng" Câu 2 Xét theo mục đích nói, câu văn "Liệu có thật không hở bác?" thuộc kiểu câu gì? Cho biết tác dụng của các dấu chấm lửng trong đoạn trích trên Câu 3 Qua đoạn trích, em hiểu gì về nhân vật ông Hai? (Trinh bày thành đoạn văn khoảng 5 đến 8 câu)

1 câu trả lời

Đáp án:

Câu 1:

Kim lân đặt nhan đề của tác phẩm là LàngLàng Chợ Dầu mà nhà văn sử dụng chỉ nhằm mục đích nói lên tình yêu quê hương đất nước mà căn bản là tình cảm gắn bó của nhân vật chính với ngôi làng yêu dấu của mình, tình cảm ấy là một biểu hiện rất cụ thể nhưng lại mang tính khái quát cao cho tinh thần yêu nước bình dị của con người.
Và Tên "Làng" rất ngắn gọn, ý nghĩa và có sức sống lâu bền với nền văn chương nước nhà (thực tiễn đã chứng minh), nhà văn Kim Lân đã rất sáng suốt khi lựa chọn tên tác phẩm của mình.

Câu 2:

Xét theo mục đích nói, câu văn "Liệu có thật không hở bác?" thuộc kiểu câu nghi vấn

Dấu chấm lửng trong đoạn trích trên cóa tdung; làm bật lên tâm trạng hoang mang rối bời, chưa rõ sự tình của Ông Hai

Câu 3:

Mỗi người trong chúng ta đều có một nơi chôn rau cắt rốn và ai cũng có quyền được tự hào về hai tiếng quê hương. Ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân cũng vậy. Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu. Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách, đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Tình huống gay gắt đó đã bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Trái tim ông như đau đớn, “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Về đến nhà ông chán chường, nhìn đàn con mà nước mắt ông giàn giụa, ông nghĩ về tương lai của những đứa trẻ khi chúng có quê hương là làng Việt gian. Phải là một người yêu quê, gắn bó với ngôi làng ấy sâu sắc, ông mới cảm nhận được nỗi đau đang giằng xé trong tâm hồn mình. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng. Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng tuyệt đường sinh sống ấy,ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin và Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Rồi khi tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính, ông sung sướng như được sống lại, ông mặc quần áo chỉnh tề và đi báo tin khắp nơi. Tình yêu làng trong ông được sống dậy, niềm tự hào khiến ông vui như một đứa trẻ. Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm đa dạng, Kim Lân đã miêu tả tâm trạng của ông Hai với những cung bậc cảm xúc chân thực. Qua đó, giúp ta thêm yêu và trân quý vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Chúc bạn hok tốt

AnhgauTT