Cảm nhận về đoạn thơ sau :thiếp vốn con kẻ khó .... Một mực ghi oan cho thiếp trong bài chuyện người con gái mnam xương của nguyễn dữ
2 câu trả lời
Truyện người con gái Nam Xương’’ là một truyện xuất sắc trong tập truyện truyền kì mạn lục của tác giả Nguyễn Dữ. Truyện viết về Vũ Nương tiêu biểu cho vẻ đẹp và số phận người phụ nữ thời xưa.Truyện đã khắc họa số phận đau thương bi kịch của Vũ Nương
Truyện lấy từ cốt truyện cổ tích ‘’ vợ chàng Trương ‘’ kể về ‘’Vũ thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương’’ đẹp người đẹp nết, nhưng bị chồng nghi oan mà phải tìm đến cái chết. Dù được giải oan và trở về cũng không thể sống lại được nữa.Trương Sinh xin cha mẹ cưới nàng về làm vợ theo các tục lệ xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Trong cuộc hôn nhân này còn có sự phân biệt giàu nghèo:’’ Thiếp vốn con nhà kẻ khó được nương nhà giàu" tạo lên sự bất bình đẳng trong quan hệ vợ chồng.
Với vợ luôn phòng ngừa quá mức. Tất cả những bi kịch hôn nhân đó cũng là dấu hiệu dẫn đến hiểu nhầm và đổ vỡ hạnh phúc đình.Suy cho cùng xuất phát từ tư tưởng trọng nam, khinh nữ mà ở đó người phụ nữ không có quyền được lên, không bao giờ được lắng nghe, sự cố gắng không được thấu hiểu.Quyết định của người đàn ông là quyết định cuối cùng trong gia đình. Chính tư tưởng cổ hủ đã tiếp thêm sức mạnh cho sự đa nghi, nông nổi cho sự ghen tuông của Trương Sinh đã lấn át lý trí khiến Trương Sinh mù quáng dẫn đến bi kịch gia đình đổ vỡ
Tai họa ập đến Vũ Nương là lúc Trường Sinh trở về. Tưởng rằng chồng trở về sẽ được sum vầy, hạnh phúc nào ngờ là lúc chia lìa mãi mãi, mong muốn bình yên nay lại tan vỡ, khát khao thú vui ‘’Nghi gia nghi thất ‘’tan thành mây khói.
Thì nay lại bị người chồng nghi ngờ không chung thủy, bị ruồng rẫy, khinh thường dù tha thiết van xin hết lời biện bạch, hàng xóm bênh vực nhưng không thànhBi kịch càng đau đớn khi Trường Sinh lạnh lùng, tàn nhẫn đánh đuổi nàng đi.Bi kịch của Vũ Nương thể hiện bằng nỗi oankhông thể thanh minh. Danh dự, nhân phẩm là điều đáng quý nay bị bôi nhọ, thể xác bị chà đạp, tinh thần bị bôi nhọ, đầy đọa. Còn nỗi đau nào hơn thế nữa, Trương sinh chỉ nghe và tin lời con nhỏ, tin vào cái bóng vô hình mà ghen tuông mù quáng hành động hồ đồ, tàn nhẫn đã đẩy Vũ Nương đến nỗi đau tận cùng của cuộc đời
Xây dựng với nhiều sáng tạo tình tiết giàu tính kịch tính, hấp dẫn.Xây dựng nhân vật với những diễn biến tâm lí hoàn thiện vẻ đẹp nhân cách và số phận.Trong truyện nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo hợp lý Sử dụng đa dạng những loại hình ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, độc thoại
Truyện đã xây dựng hình ảnh nhân vật Vũ Nương một mặt nhà văn ca ngợi những phẩm chất đáng quý của người phụ nữ. Mặt khác thể hiện thái độ cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh của họ và lên án xã hội phong kiến đương thời bất công, phi lí, để chà đạp lên số phận người phụ nữ
Với những nghệ thuật đặc sắc, tác giả Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công vẻ đẹp và số phận người phụ nữ trong xã hội xưa
Vũ Nương quê ở Nam Xương, thùy mị nết na, xinh đẹp. Cuộc đời của Vũ Nương thật là ngắn ngủi, nhưng nàng đã làm tròn bổn phận của người phụ nữ. Biết giữ gìn khuôn phép, vì vậy cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm. Trương Sinh đi lính, nàng phải gánh bao vất vả phải sinh nở và nuôi con một mình chăm sóc mẹ già khi ốm đau, khi mẹ mất lo toan như cho mẹ mình. Nàng đã làm tròn bổn phận làm dâu. làm vợ, làm mẹ.
Vũ Nương cũng giống như bao nhiêu người chinh phụ khác, lúc nào nàng cũng ước mong người chồng trở về đoàn tụ. Khát vọng hạnh phúc ấy thật là bình thường giản dị. Người chinh phụ trong tác phẩm Chinh phụ ngâm luôn khao khát chồng đi lính sẽ được phong tước, phong hầu, để rồi một ngày kia “võng anh đi trước, võng nàng theo sau”. Còn Vũ Nương chẳng ham công danh, võng lọng chỉ xin ngày về mang theo hai chữ “bình yên”. Vũ Nương xem trọng hạnh phúc gia đình, xem đó là tất cả của cuộc đời mình.
Trương Sinh trở về, ước mong của Vũ Nương sắp trở thành hiện thực nhưng không ngờ lại có một cuộc chia li vĩnh viễn.
Trương Sinh bế con, nó không theo, chàng dỗ con. Không ngờ thằng bé ngây thơ lại nói: Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Cha tôi chỉ nín thin thít… Trương Sinh gặng hỏi con, thì đã được bé Đản nói rõ ràng: Cha nó ngày nào cũng đến, mẹ nó đi cha nó cũng đi theo, vốn tính cả ghen, Trương Sinh cho rằng có người đàn ông thứ hai xen vào gia đình mình.
Nghi ngờ này sẽ được giải tỏa nếu Trương Sinh cho biết câu nói của con. Trương Sinh không làm như vậy. Cái thói ghen tuông thô lỗ ăn sâu vào tâm trí, khiến cho Trương Sinh mất lí trí, thiếu tỉnh táo đã mắng nhiếc Vũ Nương thậm tệ rồi đánh đuổi nàng đi. Trương Sinh bất chấp những lời thanh minh, van xin tha của Vũ Nương, khiến nàng chỉ còn một con đường lấy cái chết để giãi bày lòng mình.
Từ đây ta nhận thấy nguyên nhân cái chết của Vũ Nương còn do: Chiến tranh li tán, vợ phải xa chồng tạo nên mối ngờ vực, xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ.
Cái chết của Vũ Nương đã chứng minh rằng: Hạnh phúc lứa đôi chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương chân chính, có sự cảm thông và sẻ chia.