Cảm nhận của em về diễn biến tâm trạng nhân vật bé Thu
2 câu trả lời
Mình trình bày trong hình.
~ Chữ xấu thông cảm. ~
P/S: Trước khi kết bài bạn nên nói một xíu về bé Thu khi gặp ông Ba ( phần cuối đoạn trích ý ) sau đó kết bài - kết bài thì bạn nêu nội dung trong sách giáo khoa và nói về bé Thu 1 xíu là đc ( Ở mở bài mình có. Nhớ là nhớ kèm nghệ thuật nữa nhé ). Lười quá nên nhác :(.
` #AkiSha2007 `
Tuy hành động của bé Thu có phần ngỗ nghịch nhưng lại rất đáng yêu, đáng mến và hoàn toàn có thể thông cảm được. Những hành động ngang bướng kia chỉ là của một đứa trẻ tám tuổi còn hồn nhiên, trong sáng. Và hơn nữa, với bé Thu, những điều không đúng cô bé sẽ không chịu thừa nhận. Đây cũng là tâm lý chung của những đứa trẻ đang tuổi ăn học.
Ngày ông Sáu chuẩn lên đường đi chiến trường cũng là lúc bé Thu bộc lộ tình thương với cha một cách sâu sắc, nghẹn ngào nhưng cũng tràn đầy cảm xúc. Đúng vào lúc không một ai ngờ tới, kể cả anh Sáu, bé Thu đã thốt lên tiếng gọi thiêng liêng: “Ba a a ba!”. Tiếng “ba” mà tám năm nay Thu cố kìm nén tận đáy lòng nó, là tiếng gọi của tình yêu trong lòng một đứa trẻ luôn mong chờ giây phút gặp ba. Những cử chỉ vồ vập, cuống quýt của Thu như: chạy xô tới, thót lên, dang chặt hai tay, ôm cổ, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn cả vết thẹo dài trên má… Cái kiên quyết không nhận ông Sáu nay đổi thành sự kiên quyết không cho ba đi. Tình cha con thiêng liêng, vĩ đại và thật đáng trân trọng.
Tóm lại, truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn khá thành công khi khai thác đề tài tình cha con, tình cảm gia đình trong chiến tranh. Tâm lí và tính cách nhân vật bé Thu được Nguyễn Quang Sáng thể hiện qua những chi tiết rất hay và chân thực. Bé Thu nổi bật với nét đẹp tâm hồn giàu tình cảm, luôn mạnh mẽ nhưng cũng thật rạch ròi trong mọi chuyện. Chính cái nét ngang bướng nhưng hồn nhiên, ngây thơ ấy đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả.