• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
19 lượt xem

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: Gành Đá Đĩa - kiệt tác của thiên nhiên. Gành Đá Đĩa chinh phục khách thập phương bởi những khối đá đen hình lục lăng đan xen, xếp từng tầng lên nhau như những chồng chén đĩa, đều tăm tắp vươn mình ra biển khơi. Gành Đá Đĩa nằm bên bờ biển Đông (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An), là thắng cảnh cấp quốc gia và mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt. Các nhà khoa học cho rằng, khoảng 200 triệu năm về trước, trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng chảy dẫn xuôi về biển. Khi gặp nước biển lạnh, cộng với hiện tượng dự ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng, rạn nứt theo mạch dọc, tạo nên những khối đá hình lăng trụ. Những khối đá hình lăng trụ có bề mặt lục giác, tứ giác xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn, cao thấp, đứng rồi hơi nghiêng ra biển Đông, một loại hình kết cấu đá siêu bền. Nhìn các khối đá tựa như chồng bát, chồng đĩa nên gọi là Đá Đĩa. (Gành Đá Đĩa Phú yên) Gành Đá Đĩa được đánh giá là một trong những ghềnh đá nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới. Trong chuỗi những danh thắng khi đến Phú Yên, Gành Đá Đĩa là di tích quốc gia đặc biệt mà khách rất thích. Với vẻ đẹp tự nhiên và cấu trúc độc đáo, đây được xem là kiệt tác của đá mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất này, trở thành viên ngọc quý của du lịch Phú Yên. 1. Văn bản trên đã giới thiệu những tri thức gì về Gành Đá Đĩa? 2. Nội dung đó được biểu đạt chủ yếu theo phương thức gì? 3. Bức ảnh có vai trò ra sao trong việc biểu đạt nội dung văn bản? 4. Vì sao Gành Đá Đĩa được xem là kiệt tác của tạo hóa và là viên ngọc quý của du lịch Phú Yên? 5. Để Gành Đá Đĩa trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn em có những đề xuất gì?

1 đáp án
18 lượt xem

I. Đọc hiểu (3 điểm) Đọc ngữ liệu dưới đây và trả lời các câu hỏi phía dưới: Mang tiền về cho mẹ Mang tiền về cho mẹ Mang tiền về cho mẹ Đừng mang ưu phiền về cho mẹ... Mẹ không dám ăn Không dám mặc Không dám tiêu cũng chỉ vì lo cho con Giờ con đeo túi tò te đi mua cho mẹ cái túi Dior Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy? Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm? Sai lầm đầu tiên là nhờ ai sửa? Vấp ngã đầu đời là được ai nâng? Bài hát hay nhất trần đời là lời mẹ ru giữa trưa nắng hè Những ngày dài nhất trần đời là mẹ đi chợ xa chưa thấy về Thức ăn ngon nhất trần đời là cơm bếp củi mẹ nấu xoong gang Bước ra đời là ông này bà nọ, trở về nhà là một đứa con ngoan. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong ngữ liệu. Câu 2: Trong ngữ liệu trên, Đen Vâu khẳng định mẹ mình "không dám" làm những gì? Vì sao? Câu 3: Xác định và nêu tác dụng các biện pháp tu từ trong đoạn sau: Tiếng nói đầu tiên là do ai dạy? Nét chữ đầu tiên là tay ai cầm? Sai lầm đầu tiên là nhờ ai sửa? Vấp ngã đầu đời là được ai nâng? Câu 4: Em có đồng tình với quan điểm của Đen Vâu trong câu "Bài hát hay nhất trần đời là lời mẹ ru giữa trưa nắng hè" không? Vì sao?

2 đáp án
19 lượt xem
1 đáp án
13 lượt xem
2 đáp án
21 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem

Mn giúp e vs ạ 5.Trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi 14), chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người? A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân 6.Trong bài thơ “ Đồng chí” cụm từ "súng bên súng" nói lên điều gì? A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau. C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào. 7.Những câu văn sau cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”: "Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa … hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy."? A. Dũng cảm B. Khiêm tốn C. Chăm chỉ D. Cởi mở 8.Câu thơ nào trong bài thơ “Đồng chí” cho thấy người lính cách mạng dứt khoát ra đi chiến đấu dù lòng đầy lưu luyến, nhớ thương quê hương? A. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. B. Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. C. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. D. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 9.Tác giả sử dụng nghệ thuật nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều? A. Bút pháp phóng đại. B. Bút pháp hội họa phương đông. C. Bút pháp ước lệ tượng trưng. D. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. 10.Vì sao hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” là kì lạ và thiêng liêng? A. Vì bếp lửa nồng đượm ấm áp bao kỉ niệm bà cháu, là quê hương trong nỗi nhớ của đứa cháu xa quê. B. Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ, nhóm niềm tin tưởng bền bỉ. C. Vì bếp lửa ấp áp tình yêu của bà dành cho con cháu, cho xóm làng, cho kháng chiến. D. Vì bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho quê hương, gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ và có sức sống diệu kì. 11.Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê 12.Cách dẫn trực tiếp là gì? A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp. C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình. D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang

1 đáp án
17 lượt xem