• Lớp 9
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Mn giúp e vs ạ 5.Trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” (hồi 14), chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người? A. Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp. B. Phủ dụ quân lính tại Nghệ An. C. Thân chinh cầm quân ra trận. D. Sai mở tiệc khao quân 6.Trong bài thơ “ Đồng chí” cụm từ "súng bên súng" nói lên điều gì? A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. B. Tả thực những khẩu súng nằm cạnh bên nhau. C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào. 7.Những câu văn sau cho thấy nét đẹp nào của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa”: "Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa … hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan cháu dưới ấy đấy."? A. Dũng cảm B. Khiêm tốn C. Chăm chỉ D. Cởi mở 8.Câu thơ nào trong bài thơ “Đồng chí” cho thấy người lính cách mạng dứt khoát ra đi chiến đấu dù lòng đầy lưu luyến, nhớ thương quê hương? A. Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. B. Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. C. Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới. D. Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 9.Tác giả sử dụng nghệ thuật nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều? A. Bút pháp phóng đại. B. Bút pháp hội họa phương đông. C. Bút pháp ước lệ tượng trưng. D. Bút pháp tả cảnh ngụ tình. 10.Vì sao hình ảnh “bếp lửa” trong bài thơ “Bếp lửa” là kì lạ và thiêng liêng? A. Vì bếp lửa nồng đượm ấm áp bao kỉ niệm bà cháu, là quê hương trong nỗi nhớ của đứa cháu xa quê. B. Vì bếp lửa nhóm niềm yêu thương, nhóm tâm tình tuổi thơ, nhóm niềm tin tưởng bền bỉ. C. Vì bếp lửa ấp áp tình yêu của bà dành cho con cháu, cho xóm làng, cho kháng chiến. D. Vì bếp lửa biểu tượng cho người bà, cho quê hương, gắn liền với kỉ niệm tuổi thơ và có sức sống diệu kì. 11.Hãy tìm biện pháp tu từ trong những câu thơ sau: Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi. A. Nhân hóa B. So sánh C. Ẩn dụ D. Liệt kê 12.Cách dẫn trực tiếp là gì? A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp. C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình. D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang

1 đáp án
17 lượt xem
2 đáp án
17 lượt xem

Cho đoạn văn sau: "... Họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa, nói luôn: - Ta thỏa thuận thế này. Chuyện dưới xuôi, mười ngày nữa trở lại đây, tôi sẽ kể anh nghe. Tôi sẽ trở lại, danh dự đấy. Tôi cũng muốn biết cái yên lặng lúc một giờ sáng chon von trên cao nó thế nào. Bây giờ có cả ba chúng ta đây, anh hãy kể chuyện anh đi. Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian? Rằng anh “thèm” người lắm? Anh thanh niên bật cười khanh khách: - Các từ ấy đều là của bác lái xe. Không, không đúng đâu. Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ…” 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai? 2. Trong đoạn trích trên, ông họa sĩ có nói: "Bây giờ có cả ba chúng ta ở đây". Em hãy cho biết ba nhân vật ấy là những ai? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào? 3. Xét theo mục đích nói câu: “Sao người ta bảo anh là người cô độc nhất thế gian?” thuộc kiểu câu gì? 4. Lí giải vì sao trong tác phẩm, tác giả không đặt tên riêng cho nhân vật của mình mà chỉ gọi họ theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp? 5. Viết đoạn văn theo phép lập luận tổng- phân – hợp có độ dài từ 12-15 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật được mệnh danh là “người cô độc nhất thế gian” được nói đến trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động, một lời dẫn tiếp( gạch chân và chỉ rõ).

1 đáp án
19 lượt xem