Trong bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" của tác giả Thanh Hải, khổ đầu và khổ cuối bài thơ có sự khác biệt về đại từ xưng hô của nhân vật trữ tình. Hãy chỉ rõ và cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó.
2 câu trả lời
- Trong bài có hình ảnh của 3 mùa xuân:
• Mùa xuân của thiên nhiên.
• Mùa xuân của đất nước.
• Mùa xuân của tác giả.
- Mùa xuân của thiên nhiên được tác giả tái hiện qua những hình ảnh nổi bật, đặc trưng nhất của thiên nhiên xứ Huế, cũng là mùa xuân trong tưởng tượng của tác giả.
- Mùa xuân của đất nước bằng những hình ảnh “lộc” của người ra đồng và người cầm súng với không khí “hối hả”, “xôn xao”.
- Mùa xuân của tác giả chính là khát khao, ước nguyện chân thành muốn dâng hiến vào cuộc đời chung.
`#` `Tranhoang40860`
Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Đây không phải là việc sử dụng đại từ ngẫu nhiên trong bài thơ của mình mà tác giả sử dụng sự thay đổi đó để thể hiện tư tưởng của mình.
- Chữ tôi trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu thể hiện cảm xúc cá nhân của tác giả trước cảnh đẹp và sức sống của mùa xuân. Là cái tôi yêu thiên nhiên, rung đông trước cái đẹp của đất trời.
- Còn đến những khổ thơ sau, chữ “tôi” được tác giả thay bằng chữ “ta” để bày tỏ điều tâm niệm tha thiết, khao khát được sống cống hiến cho đời. Chữ “ta” để thể hiện khát khao không chỉ của riêng tác giả mà còn của nhiều người, nhiều cái “tôi” k lí tưởnghác
Như vậy sự chuyển biến từ cái tôi cá nhân đến một tập thể cùng chung suy nghĩ và lí tưởng: sống cống hiến không chỉ là khát vọng của một người, của riêng một mình nhà thơ, mà còn là của nhiều người, của chung cộng đồng, nhân dân, đất nước.