Bài văn đóng vai anh thanh niên kể lại truyện "Lặng Lẽ Sa Pa"

2 câu trả lời

 

Tôi là một người thanh niên sống và làm việc tại đỉnh Yên Sơn – nơi có độ cao hai nghìn sáu trăm mét. Chắc mọi người cũng thắc mắc tôi làm gì ở nơi cao thế này. Tôi làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Một mình ở nơi lặng lẽ Sapa này buồn lắm, “thèm người quá” nên tôi tìm cách để gặp gỡ mọi người mỗi khi đi qua đây. Và một lần trong số đó tôi đã quen được bác tài xế, ông họa sĩ, cô kĩ sư để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong tôi.

Lặng lẽ Sapa – Ản mình trong sương Khi tôi mới lên công tác chưa quen nên rất muốn gặp gỡ mọi người. Tôi bền lăn khúc gỗ ra giữa đường xem có xe nào đi qua không.Ngay sau đó, một chiếc xe đi lên, thấy khúc gỗ chắn ngang đường liền dừng lại gọi mọi người xuống đẩy bỏ đi. Tôi lao ra bảo mọi người cùng đẩy bỏ. Đẩy xong một bác tài xế ra hỏi:” Ai đã đẩy khúc gỗ ra giữa đường đấy”. Tôi ngại quá, đỏ mặt, tôi bảo với họ rằng tôi mới lên công tác chưa quen nên nghĩ ra cách này để gặp gỡ mọi người. Thế là tôi đã quen với bác tài xế và bác hứa với tôi rằng mỗi tháng có chuyến xe qua sẽ dừng lại cho tôi nói chuyện, làm quen với mọi người. Lúc đó, tôi rất sung sướng và chỉ mong một tháng trôi qua thật nhanh.

Trong những ngày công tác, chán quá tôi liền tự tìm thú vui cho mình. Không chỉ dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, tôi trồng hoa, trồng cây thuốc quý, đọc sách…Và chính những thứ này tôi đã gây cảm tình với ông họa sĩ già và cô kĩ sư.

Lần đó, bác tài xế đã giới thiệu cho tôi hai người đó, họ có ba mươi phút tôi bèn dẫn họ lên thăm nhà. Tôi hái thật nhiều hoa để tặng cô kĩ sư, cô ấy rất thích. Rồi tôi giới thiệu qua công việc của mình cho cô kĩ sư và ông họa sĩ nghe. Tôi đưa họ vào trong nhà. Ông họa sĩ ngạc nhiên khi ở cái nơi “lặng lẽ Sapa” này tưởng tôi ở một mình thì mọi thứ chắc bề bộn lắm. Ấy vậy mà ông lại thấy căn phòng của tôi quá ngăn nắp. Cô kĩ sư ra tủ sách chọn lấy một quyển và ngồi đọc. Tôi và ông họa sĩ trò chuyện với nhau. Ông hỏi:

– Quê anh ở đâu thế?

– Quê cháu ở Lào cai này thôi…-Tôi trả lời

Dường như, càng nói chuyện thì ông họa sĩ càng thích tôi. Cuối cùng, ông ra quyết định sẽ vẽ chân dung tôi. Tôi ngượng lắm, liền từ chối mãnh liệt. Tôi cảm thấy tôi không xứng đáng để được vẽ, còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Ông kĩ sư vườn rau, đồng chí nghiên cứu khoa học trên mảnh đất này, họ cũng là những nhân tài và rất xứng đáng để được phác họa chân dung. Nhưng ông đã bắt đầu phác thảo khuân mặt của tôi, bằng vài nét, họa sĩ đã gần như ghi xong gương mặt của tôi.

Tôi nhìn đồng hồ và kêu lên:

– Trời ơi, chỉ còn năm phút…!

Tôi giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Tôi chạy ra nhà phía sau, rồi trờ vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già

– Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!

Tôi kêu lên. Để người con gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. Cô kĩ sư mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi.

Chúng tôi tạm biệt nhau, ông họa sĩ già hứa sẽ lên thăm tôi một lần nữa.

Đến lượt cô kĩ sư. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt tôi

– Chào anh.

Tôi đưa cho cô kĩ sư quyển sách và chiếc khăn mùi soa. Tôi nắm tay cô ấy, cả hai chúng tôi dường như đã cảm nhận được tình cảm của nhau.

Tôi ấn cái làn vào tay bác họa sĩ già và nói vội vã:

– Cái này để ăn trưa cho bác, cho cô và bác lái xe.

Tôi tạm biệt họ, tôi nghĩ rằng bao giờ mới có thể gặp lại hai người này. Đặc biệt là cô gái. Và tôi cảm thấy dường như chính tôi và cô gái ấy đều thấy có cảm tình với nhau. Và tại nơi lặng lẽ Sapa này một tình yêu chớm nở giữa tôi và cô kĩ sư.

Tôi biết rằng câu chuyện giữa chúng tôi thật ngắn ngủi nhưng để lại trong mỗi mỗi chúng tôi: ông họa sĩ, tôi và cô ấy…những cảm xúc không thể nào quên. Nơi mà tình người như cao cả hơn cả đất trời, nơi ấy tình yêu cũng đơn hoa kết trái và nơi ấy chúng tôi gọi là nơi lặng lẽ Sapa.

Là thanh niên, tôi luôn nghĩ rằng với sức dài vai rộng, phải xung phong đến nơi đầu sóng ngọn gió, đem sức mình cống hiến cho công cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và dựng xây đất nước. Thế nên, sau khi tốt nghiệp trường đại học, tôi rời thành phố tình nguyện lên công tác ở đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét, thuộc Sa Pa, Lào Cai.

Tôi được phân công làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu. Nhiệm vụ của tôi là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu. Công việc không mấy cực nhọc nhưng phải đo, tính và báo cáo cứ 4 giờ một lần. Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Trời rét lắm. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ lại được.

Những ngày đầu mới lên, chưa quen nơi ở mới, tôi buồn lắm. Vốn quen với cuộc sống nơi thành phố tiện nghi và nhộn nhịp, giờ một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, nhớ ơi là nhớ. Cái cảm giác cả ngày chỉ nhìn thấy cỏ cây, không được trò chuyện cùng ai, không nói, không cười thật là đáng sợ. Nhiều lúc, bởi thèm nói chuyện, thèm được lắng nghe giọng nói quá, tôi lăn khúc cây lớn chắn ngang giữa đường, có xe nào đó dừng lại, lấy cớ phụ lăn cây vào lề để được nhìn trông và nói chuyện một lát. Những lần như thế, tôi quen được bác lái xe tốt bụng. Mỗi lần ở dưới lên, bác thường mua tặng tôi món này món kia để tôi vui.

Một lần, bác lái xe dẫn một đoàn khách gồm một ông họa sĩ già và một cô kỹ sư thẻ lên thăm tôi. Lúc ấy, tôi chưa rõ khách đến thăm mình là ai, chỉ vừa thấy xe dừng lại, ba người vừa đi một đoạn là tôi từ trên đỉnh núi háo hức chạy xuống chào đón.

Bận trước, bác lái xe có nói bác gái đang ốm, tôi chuẩn bị sẵn củ tam thất mới đào được gửi tặng cho bác gái bồi dưỡng sức khỏe. Bác lái xe cũng không quên đưa cho tôi mấy quyển sách mà tôi đã dặn nhờ bác mua hộ. Rồi bác dắt tôi lại chỗ nhà hội hoạ và cô gái. Sau những lời chào hỏi, tôi đưa mọi người lên thăm nơi ở và làm việc của tôi. Tôi xin phép chạy lên trước, ý là để pha sẵn ấm trà nóng, mọi người lên tới là có uống ngay cho ấm và tranh thủ cắt lấy một ít hoa cho cô gái. Tôi thầm nghĩ: “con gái nào chẳng thích hoa, nhà mình đầy hoa. Thế nào cô ấy cũng thích”.

Thật đúng là như vậy, khi lên tới nơi, cô gái chỉ kịp “ô” lên một tiếng! Sau gần hai ngày, qua ngót bốn trăm cây số đường dài cách xa Hà Nội, đứng trong mây mù ngang tầm với chiếc cầu vồng kia, bỗng nhiên lại gặp hoa dơn, hoa thược dược, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… ngay lúc dưới kia là mùa hè, đột ngột và mừng rỡ, quên mất e lệ, cô chạy đến bên tôi đang cắt hoa. Rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, tôi trao bó hoa đã cắt cho cô gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy, trên môi nở một nụ cười rạng rỡ.

Đó cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay. Tôi nói với cô cứ lấy bao nhiêu tùy thích. Cô ôm bó hoa vào ngực, bạo dạn nhìn thẳng vào mặt tôi cảm động. Bắt gặp cái nhìn đó, phủi vội giọt mồ hôi trên sống mũi, mỉm cười, tôi hạ giọng hỏi vài câu cho đỡ ngượng rồi chuyển sang bác lái xe và ông họa sĩ.

Tôi bước lại bên bác lái xe và ông họa sĩ, hồ hởi kể về công việc của tôi cho ông họa sĩ nghe. Cô gái từ nãy giờ ôm bó hoa đứng ở ngoài vườn cũng lặng lẽ lắng nghe. Nước chè đã ngấm, tôi mời mọi người vào trong nhà cho ấm và thưởng thức nước chè thơm. Tôi rót nước chè mời nhà họa sĩ, ngoảnh lại tìm cô gái, thấy cô đang đọc, liền bưng cái chén con đến yên lặng đặt trước mặt cô. Ông họa sĩ nhấp chén trà nóng ba ngày nay ông mới lại gặp, không giấu vẻ thích thú, tự rót lấy một chén nữa. Ông hóm hỉnh hỏi sao người ta bảo tôi là người cô độc nhất thế gian? Rằng tôi “thèm” người lắm? “A! Chắc bác lái xe đã khoe chuyện này rồi” – tôi thầm nghĩ rồi bật cười khanh khách phân trần rằng: “một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ”.

Thế rồi, tôi kể lại thời gian hồi mới vào nghề. Những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, tôi cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này tôi không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao lại là một mình được? Huống chi việc của tôi gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của tôi gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, tôi buồn đến chết mất. Ai cũng muốn được sống giữa mọi người. Nhưng, mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Tất cả những điều ấy là động lực thôi thúc tôi làm việc không ngừng nghỉ và không còn thấy việc mình đang làm là gian khổ nữa.

Nhân dân miền Nam đang ngày đêm kháng chiến chống Mĩ, máu nhân dân vẫn đang đổ xuống vì nền hòa bình dân tộc, vì sự nghiệp thống nhất nước nhà. Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Cần lắm sức trẻ biết hi sinh lợi ích nhỏ của riêng mình vì lợi ích chung của đất nước, vì tương lai của cả dân tộc. Ngay lúc này đây, mình chọn lối sống an nhàn, tận hưởng những điều vụn vặt là có lỗi lắm, sao yên lòng được.

Tôi cứ say sưa kể chuyện thì ông họa sĩ lặng lẽ cũng hí hoáy vẽ vẽ vào cuốn sổ tì lên đầu gối. Tôi biết họa sĩ đang vẽ tôi, hơi ngượng ngùng nhưng để khỏi vô lễ, tôi vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với niềm kì vọng của ông. Tôi xin ông đừng vẽ tôi. Tôi giới thiệu ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa kia đã cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình trong vườn rau thực nghiệm chỉ để tạo ra những giống cây tốt hơn, năng suất hơn, đóng góp thiết thực phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Tôi còn giới thiệu thêm đồng chí nghiên cứu khoa học ở cơ quan, mười một năm không một ngày xa cơ quan, không đi đến đâu mà tìm vợ chỉ để dò tìm và vẽ lại bản đồ sét riêng cho nước ta. Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Ông họa sĩ khép lại cuốn sổ. Tôi không biết ong đã vẽ gì trong đó, chỉ thấy nụ cười nhẹ trên môi với vẻ mặt ưng ý lắm. Bất giác, tôi nhìn lên đồng hồ: “- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!” – tôi kêu lên thảng thốt và tiếc rẻ. Sợ không kịp tiễn đưa, tôi liền chạy ra nhà phía sau lấy mấy quả trứng gà tặng ông họa sĩ. Khi mọi người ra khỏi cửa, tôi phát hiện cô gái còn quên chiếc khăn mùi xoa, tôi vội nhặt lấy gửi cô. Cô gượng cười thẹn thùng, mặt đỏ bừng khó hiểu, vội quay đi. Để tránh phải đối diện với giây phút từ biệt ngậm ngùi, tiếc nuối, tôi lấy cớ tới giờ “ốp”, không đưa mọi người xuống chân núi.

Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng cũng đủ để tôi thỏa lòng mong nhớ. “Chao ôi, có ai ở trong hoàn cảnh của tôi mới biết cái cảm giác “thèm người” nó đáng sợ như thế nào”. Chẳng ai thích sống cô đơn ở nơi vắng lặng như thế này nhưng vì dân tộc, vì đất nước, tôi vẫn luôn tự hào về công việc mình đang làm, yêu nơi mình đang sống. Trong cái Sa Pa lặng lẽ nhưng vẫn luôn có những con người sôi nổi, ngày đêm cống hiến sức lao động của mình cho đất nước. Và có ai đó đòi hoán đổi, nhất định tôi sẽ không đồng ý. Chỉ cần trong lòng ta luôn rộn ràng, luôn gắn kết mình với mọi người thì dù có ở nơi không người đi chăng nữa, ta vẫn cảm thấy vui tươi và lạc quan về cuộc sống, về tương lai rộng mở.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm