Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa là gì?

2 câu trả lời

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong nhưng là “trong như tiếng hát xa”. “Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân vãn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

 Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa là gì? 

→ Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh là làm nổi bật được âm thanh êm ái, nhẹ nhàng, trầm bổng tự như tiếng hát.

→ Đồng thời thể hiện được sự nên thơ và kỳ ảo của thiên nhiên hoang dã.

→ Khiến ta cảm nhận được thái độ của tác giả: trân trọng, ngợi ca và yêu thích âm thanh của tự nhiên.

→ Mong muốn mọi người, nhất là những đứa trẻ có thể rời xa mọi khói bụi nhà máy.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm