Hãy đóng vai nhân vật bé Thu và kể lại câu chuyện chiếc lược ngà "lưu ý để bé Thu và ông sáu chia tay" trong bài văn phải có yếu tố độc thoại và độc thoại nội tâm

2 câu trả lời

Hôm vừa rồi tôi gặp lại bác Ba đồng chí của ba tôi trong chiến trường ác liệt. Bác đưa cho tôi kỷ vật là chiếc lược ngà như lời hứa của ba ngày trở về. Chiến tranh ác liệt khiến ba tôi không thể trở về, tôi lại nhớ về kỉ niệm ngày trước khi được gặp ba. Tự trách mình sao lại hững hờ và vô tâm với ông như vậy.

Từ nhỏ tôi đã không biết mặt ba, chưa một lần gặp. Tôi chỉ nhìn bức ảnh ba chụp chung với mẹ để hình dung ra ông. Một hôm, tôi đang vui chơi có một người đàn ông lạ mặt đến trước nhà và tự xưng là ba và còn gọi tên tôi. Tôi vô cùng bất ngờ và lo sợ, người đàn ông này có vết thẹo trên mặt. Tôi sợ hãi, chạy vào nhà gọi má.

Trong thâm tâm của tôi, ông là một người xa lạ. Trong những ngày ba ở nhà tôi đã đối xử thậm tệ, nhất quyết ngăn cản không cho ông ngủ cùng với má con tôi. Tôi còn không làm theo lệnh khi ông bắt trông nồi cơm hay gọi trống không khi mời ba vào ăn cơm. Tôi nhất định không thể dùng tiếng ba thân thương gọi với một người xa lạ. Ông gắp đồ ăn cho tôi nhưng tôi không thích nên đã hất đi và thế là ông đánh tôi. Tức quá tôi chạy sang bà ngoại,vừa khóc vừa kể lại.

Đêm hôm đó bà ngoại mới giải thích cho tôi vết thẹo trên mặt của ba, bà còn kể với tôi do kẻ thù đã khiến khuôn mặt của ba tôi biến dạng. Tôi chợt cảm thấy có lỗi với ba, quay trở về nhà nhưng không đủ can đảm để gọi. Đến khi ông sắp quay trở lại chiến trường, tôi chợt òa khóc và cất tiếng gọi. Tôi khóc, nũng nịu trong lòng ba, không cho ba đi nhưng nhiệm vụ ở chiến trường không thể ở lại. Ba hứa ngày về sẽ tặng cho tôi một chiếc lược ngà.

Ngày hôm nay cầm món quà của ba tặng tôi cảm thấy rất nhớ ông ấy, cảm thấy có lỗi vì những suy nghĩ non nớt trẻ thơ làm ba buồn. Dù ba đã không còn nhưng tình cảm thiêng liêng của ông dành cho tôi tất cả đã gói ghém trong món quà: chiếc lược ngà.

@_tranluonghaan6789

  Cứ mỗi lần cầm trên tay chiếc lược ngà, lòng tôi lại bồi hồi xúc động nhớ về người cha liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Chiếc lược ngà này là kỉ vật kết tinh tình yêu thương mà ba dành cho tôi, đứa con gái bé bỏng duy nhất của ông. Nhìn chiếc lược, lòng tôi lại sống dậy kỉ niệm về lúc chia tay ba sau ba ngày ông về phép thăm nhà.

   Ba tôi thoát li gia đình đi kháng chiến khi tôi chưa đầy một tuổi. Tôi mới chỉ biết mặt ba qua tấm hình chụp chung với má. Lòng tôi luôn nhớ về ba và mong ước ngày ba trở về. Thế nhưng ngày ba trở về nhà sau tám năm trời xa cách, tôi đã không nhận ra ba. Ba tôi tìm mọi cách để tôi gọi một tiếng “ba” nhưng tôi nhất quyết không gọi. Thậm chí tôi đã có hành động hỗn láo với ba và bỏ về bên ngoại. Đêm hôm ấy, tôii đã nói cho ngoại biết lí do tôi không nhận ba là vì trong bức hình ba chụp chung với má, trên mặt ba không có vết thẹo. Ngoại đã giải thích cho tôi hiểu ba đi đánh Tây bị thương nên mới phải mang vết thẹo trên mặt. Lúc ấy tôi đã vô cùng ân hận và thương ba. Cả đêm tôi trằn trọc không sao ngủ được chỉ mong trời mau sáng để về nhà gặp ba.

     Sáng hôm sau ngoại đưa tôi về nhà để tôi nhận ba nhưng đó cũng chính là lúc ba chia tay gia đình để trở về căn cứ. Tôi đứng ở góc nhà, im lặng nhìn mọi người vây quanh ba mà trong lòng trào dâng bao cảm xúc. Sau khi chia tay mọi người, ba mới đưa mắt nhìn tôi, vừa trìu mến vừa buồn rầu và khe khẽ nói:

- Thôi, ba đi nghe con!

   Lúc ấy, tình cha con bỗng trỗi dậy trong lòng tôi khiến tôi kêu thét lên:

- Ba...ba...ba...

   Đó là tiếng “ba” mà tôi đã đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng tôi chất chứa bao nhiêu yêu thương và cả sự ân hận. Vừa kêu, tôi vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, tôi chạy thót lên, ôm chặt lấy cổ ba. Tôi giang cả hai chân giữ chặt lấy ba. Ba bế tôi lên, tôi hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nữa. Vết thẹo trước đây khiến tôi sợ hãi thì nay lại trở thành niềm tự hào. Tôi tự hào vì có một người cha dũng cảm.

    Mọi người xúm vào dỗ dành tôi để cho ba đi. Đất nước thống nhất ba sẽ trở về. Tôi đã nghẹn ngào nói với ba trong tiếng nấc:

  - Ba về, ba mua cho con một chiếc lược nghe ba!

  Ba tôi đi rồi, để lại trong lòng tôi bao hụt hẫng nhớ thương. Tôi thương ba vì mãi đến lúc chia tay ông mới được con gái cất tiếng gọi “ba”, mới được hưởng sự ngọt ngào của tình phụ tử. Chiến tranh thật tàn ác nhưng không thể nào chia cắt được tình cảm của cha con chúng tôi.

    Kỉ niệm về lần chia tay ấy tôi không bao giờ quên được. Giờ đây, cứ mỗi lần chải chiếc lược ngà lên mái tóc, tôi như thấy hiển hiện hình bóng của ba tôi và cảm nhận được tình yêu thương sâu nặng mag ba dành cho tôi. Tôi thầm hứa sẽ sống thật tốt để xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của ba.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm