Đề 1 : Kể lại diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân . Qua truyện kể, nhân vật ông Hai đã để lại cho em ấn tượng gì ? Trình bày ấn tượng đó. GIÚP E VS MN

2 câu trả lời

Nhà văn Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, ông sinh năm 1920 quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn hiện thực sâu sắc của văn học Việt Nam, ông còn được mệnh danh là nhà văn nông thôn với nhiều tác phẩm viết về nông thôn xuất sắc. Tuy Kim Lân viết không nhiều nhưng tác phẩm nào cũng để lại ấn tượng rất tốt trong lòng độc giả. Ông được sinh ra ở nông thôn, là con đẻ của nông thôn nên ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của nông dân nghèo. Nhân vật của ông thường hiền hậu, chất phác và khao khát sự bình yên. Làng là một tác phẩm viết về đề tài nông thôn xuất sắc của Kim Lân. Tác phẩm sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Trong đó, nhân vật chính là ông Hai, ông yêu cái Làng vô cùng vì thế khi Pháp đánh chiếm ông quyết định ở lại Làng làm du kích, đánh giặc dù tuổi đã cao.

Đối với mỗi con người trong chúng ta, ai cũng đều có quê hương và có một tình yêu quê hương tha thiết, nồng nàn nhưng ở mức độ khác nhau. Có người yêu đến nỗi không thể rời xa, có người tuy yêu nhưng vẫn có thể đi nơi khác để tìm kế sinh nhai, phát triển. Dù là tình yêu ở mức độ nào cũng đều đáng được trân trọng. Còn ông Hai, ông chính là người nông dân hiền lành chất phác có một tình yêu Làng tha thiết không thể rời xa.

Ông yêu Làng là thế nhưng vì vợ con, ông buộc phải theo vợ con đi nơi tản cư. Ở đây lúc nào ông cũng nghe ngóng về tin Làng, về kháng chiến. Ông thường qua nhà ông Thức trọ ở bên để tâm sự về kháng chiến, nghe ngóng tin. Và mỗi lần kể về Làng ông đều háo hức, hạnh phúc vô cùng. Cho đến khi ông nghe tin làng chợ Dầu theo giặc làm việt gian thì ông sững sờ, nỗi bất hạnh lớn nhất đã sụp xuống đầu ông, ông tưởng như không thể thở được.

Tác giả đã đặt ông vào một tình huống vô cùng éo le để có một sự chuyển biến tâm trạng. Ông yêu làng như thế vậy mà làng lại theo Tây? Trong tình huống này tâm trạng ông có một sự giằng xé đau đớn, còn yêu và tin làng nữa không hay từ bỏ?

Hàng ngày, ông vẫn luận về chính trị, về kháng chiến, và không quên khoe, tự hào về làng. Vậy mà hôm nay ông nghe tin làng theo Tây. Tin dữ đến bất ngờ khiến ông choáng ngợp: “Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ”.

Từ khi nghe cái tin ấy, ông Hai chỉ cổ cái tin dữ ấy xâm chiếm. Nó ám ảnh day dứt đến nỗi ông nghe đâu cũng sợ người ta nói về mình, chỉ nghe tiếng chửi bọn Việt Gian ông đã cúi gằm mặt đi, không dám ngẩng lên. Về nhà thì ông nằm vật ra, ông tủi thân, ông thương cho mình, cho gia đình, nước mắt trào ra vì nghĩ “Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra… Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư”

Niềm tự hào về Làng dường như sụp đổ. Làng chính là sĩ diện, là tình yêu của ông. Ông khoe làng với mọi người trong niềm tự hào vậy mà giờ Làng theo tây thì ông còn mặt mũi nào mà gặp ai, ông xấu hổ đến nỗi không dám ra ngoài, thấy một đám đông tụ tập ông cũng chột dạ. Lúc nào cũng lo người ta đang nói ông, nói đến cái chuyện làng theo tây mà thôi.

Trong gia đình ông cũng căng thẳng vì chuyện ấy, không ai nói với ai điều gì. Tâm trạng ông giằng xé đau đớn, ông liệt kê lại từng người, ông vẫn cố gắng níu kéo làng không theo tây, toàn người có tinh thần cả mà, làm sao teo tây được. Nhưng giờ có cái tin ấy thì ông biết phải làm sao, không có lửa sao có khói “Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa.”

Tác giả đã tả cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông Hai, cùng với nỗi tủi hổ đau xót khi nghe tin làng theo giặc. Hễ đâu có đám đông là ông sợ. Ông không dám nhìn mặt ai, lúc nào đi cũng cúi mặt rất khác với ông mọi khi. Ông ở trong nhà mấy ngày liền không qua nhà ông Thức vì xấu hổ. Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân ra đến ngoài, cả đến bên bác Thứ ông cũng không dám sang. Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy mà nghe ngóng. Nghe ngóng xem binh tình bên ngoài ra sao? Một đám đông xúm lại ông cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa ông cũng chột dạ. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý, người ta đang bàn tán đến “cái chuyện ấy”.

Nhìn kĩ, ta sẽ thấy ông Hai yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông có một sự xung đột. Trước đây ông yêu làng bằng tình cảm cố hữu mà bất kì người nông dân nào cũng thế. Khi có kháng chiến, ông cùng mọi người đào hầm, đắp ụ, còn không muốn đi tản cư vì muốn ở lại bảo vệ làng, tham gia kháng chiến. Nghĩa là khi ấy ông chưa ý thức được việc bảo vệ đất nước, ông chỉ nghĩ đến tình yêu với làng mà thôi. Mọi hành động của ông là đều để bảo vệ làng.

Tuy nhiên, khi đọc kĩ và khi thấy những tâm trạng giằng xé trong ông nghe tin làng theo Tây ông lo lắng vô cùng, ông giằng xé đau khổ ta mới thấy ông yêu Làng và quan trọng hơn là ông yêu cái tinh thần kháng chiến của Làng. Đó mới là giá trị thực mà ông yêu quý và giữ gìn. Thế nên, khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc ông đã chết lặng người. Khi Làng theo giặc thì vẻ đẹp của làng vẫn còn nhưng vẻ đẹp kháng chiến thì không còn nữa. Và lúc này đây ông mới thấy tủi nhục, xót xa vì cái vẻ đẹp kháng chiến mất đi.

Nhất là sau khi ông tự dằn vặt mình “Về làm gì cái làng ấy nữa. Chúng nó theo Tây cả rồi. Về làng tức là bỏ kháng chiến. Bỏ Cụ Hồ… Nước mắt ông giàn ra, về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây” . Đây mới chính là tình yêu là tinh thần của ông. Thì ra ông yêu Làng tha thiết ngoài cái tình yêu cố hữu thì đó chính là tinh thần kháng chiến, vì cụ Hồ. Vì làng có những con người có tinh thần kháng chiến, chống giặc nên ông càng yêu, càng nhớ làng, nhớ những công việc làm kháng chiến, đắp ụ, xây hầm.. Một người đã yêu làng như thế mà kiên quyết không về làng vì làng theo tây “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”

Tình yêu đất nước, tinh thần kháng chiến của ông đã cao hơn cả tình yêu Làng. Làng theo Tây phải thù. Làng mà trước kia ông yêu tha thiết, lúc nào cũng muốn trở về vậy mà vì tin dữ ấy mà ông thù làng, ông quyết không về, về để làm nô lệ à?

Tình cảm của ông khi bị tin dữ ấy đến càng như bị thách thức. Nhất là khi mụ chủ nhà biết chuyện ngỏ ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi. Nhưng đi đâu đây, đi đâu người ta cũng không muốn chứa chấp cái làng Việt Gian. Ông đã thoáng hay trở về Làng nhưng tâm trạng lại giày vò, dằng xé trong ông vì làng theo tây rồi không thể trở về. Tình cảm đó mới đáng trân trọng làm sao. Một người ngần này tuổi như ông mà đau đớn, nước mắt chảy vì danh dự của mình và danh dự của làng. Làng chính là danh dự của ông. Làng đánh mất danh dự rồi ông còn dám nhìn ai.

Đó cũng là suy nghĩ thường tình khi Làng chính là quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn. Con người ta có ai cũng có một quê hương để trở về, một nơi để nương tựa. Trong hoàn cảnh này ông Hai đáng thương biết bao nhiêu. Giờ đây đến quê hương cũng không thể trở về.

“Làng đã theo Tây, về làng nghĩa là rời bỏ Kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ” thì ra, ông nghĩ đến cụ Hồ, nghĩ đến kháng chiến nhiều hơn nghĩ cho bản thân mình. Nhưng bản thân không có gì thì sao lo cho đất nước đây. Tâm trạng ông được đặt trong một sự bế tắc thực sự, giữa đi và ở, giữa tình yêu cố hữu và tình yêu quê hương đất nước, tình yêu kháng chiến, ông đã chọn kháng chiến. Nhưng ông phải đi đâu làm gì đây khi đã có mác là người ở làng Việt gian. Ông không biết tâm sự cùng ai, may có thằng bé con con ông, nó nói nó vẫn muốn trở về làng nhưng nó yêu kháng chiến, nó ủng hộ cụ Hồ. Nó nói đúng tâm trạng của ông, phải ủng hộ cụ Hồ “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai”.

Cuối cùng, vài ngày sau có một đồng chí cán bộ đến tận nhà ông báo, đó chỉ là tin giả, làng của ông không phải việt gian, không theo Tây. Dường như mọi đau khổ, giằng xé bây giờ mới được giải tỏa. Ông hạnh phúc, ông hãnh diện vì Làng, cái mặt buồn thiu mọi ngày nay bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên. Vậy là sợi dây buộc trong lòng ông nay đã được gỡ nút. Ông vội vàng đi nói với mọi người tin giả này. Ông nói nhà ông bị Tây đốt sạch rồi mà vui như mở hội. Có lẽ tình yêu làng , tình yêu kháng chiến yêu quê hương đất nước, yêu cụ Hồ lớn hơn cả vật chất, ông không sợ gì chỉ sợ người ta không tin ông theo kháng chiến, chỉ sợ người ta nói ông và làng ông là làng Việt Gian.

“Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính, ông ấy cho biết… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi là Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.

Qua đây ta càng hiểu rằng, ông Hai yêu Làng chính là yêu cái Làng kháng chiến, yêu những con người đồng lòng theo cách mạng chứ không phải yêu cái giàu, cái đẹp bề ngoài của ngôi làng mà ông hay khoe. Vậy nên khi Làng bị đốt sạch, đốt nhẵn, ngay nhà ông cũng bị đốt ông vẫn thấy vui và hạnh phúc vô cùng.

Truyện ngắn đã khắc họa thành công nhân vật ông Hai, một người yêu làng, yêu kháng chiến và yêu nước tha thiết. Đặc biệt nhân vật bị đẩy vào tình huống gay cấn càng bộ lộ rõ tình yêu nước nồng nàn. Với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, độc thoại, đậm chất nông thôn nhưng hết sức gợi cảm, nhiều cảm xúc đã thể hiện lên bức chân dung sống động đẹp đẽ của người nông dân thời kì đầu kháng chiến.

#anhminh9103

hoidap247

tham khảo nha

 Diễn biến tâm trạng của ông Hai

* Khi nghe tin làng mình theo giặc:

Cổ ông nghẹn, da mặt tê rân rân, giọng lạc hẳn đi.

Lúc đầu ông không tin nên hỏi lại.

Ông quá xấu hổ nên đã chép miệng, đánh trống lảng: “Hà, nắng gớm, về nào…” rổi cúi mặt mà đi.

Khi về nhà, ông nằm vật ra giường. Tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được.

Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rổi khóc.

Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thẩn cả nên

Ông vẫn không tin lại có ai làm điểu nhục nhã ấy.

Lo sợ sẽ bị bà chủ nhà sẽ đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian.

Đấu tranh tư tưởng: đi đâu hay về làng? Rồi chính ông kiên quyết không về “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rỗi thì phải thù”.

– Ông đối thoại với đứa con trai út, cũng là nói với chính mình: “Cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông. Anh em đồng chí soi xét cho bố con ông” quyết tâm đến cùng “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”.

=> Với ông Hai, tin làng Chợ Dầu theo giặc là một cú “sốc” lớn. Niềm tự hào về làng của ông sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy. Cái mà ông yêu quý nhất nay đả quay lưng lại với ông. Không chỉ xấu hổ trước bà con mà ông cũng tự thấy mất đi hạnh phúc của riêng ông, cuộc đời ông cũng như đã chết đi rồi.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm