Kể lại truyện ngắn "Làng" bằng lời kể của em. ( theo vai người kể chuyện) Giúp mik với
2 câu trả lời
Người ta có thể tác con người ra khỏi quê hương nhưng không thể tách quê hương ra khỏi con người. Câu nói ấy thật sâu sắc. Đối với tôi, làng Chợ Dầu là máu thịt, là linh hồn, không gì có thể cướp lấy hay xóa nó đi trong tâm hồn tôi.
Đã mấy chục năm rồi, có lẽ chừng ấy năm ròng cũng đủ để tôi thấu hiểu hầu hết những người dân trong làng. Họ và tôi, chúng tôi đều là người Việt Nam, chúng tôi đều mang trong mình dòng máu lạc hồng luôn đỏ mãi trong lòng mỗi người. Người trong làng tôi hầu hết đều là những người nông dân một nắng hai sương tần tảo sớm hôm vất vả ra đồng. Chúng tôi sống cho bản thân mình nhưng chưa giây phút nào chúng tôi quên được lòng yêu Tổ Quốc, yêu nơi mà tôi sinh ra và lớn lên. Thế mà không hiểu vì lí do gì mà mọi người lại tung tin đồn xấu cho làng tôi.
Hôm ấy trời nắng đẹp và trong, như mọi hôm tôi lại đến phòng thông tin để đọc báo. Tôi rất thích đến đây nghe người khác đọc báo. Tuy là nông dân nghèo, cuộc sống cực khổ, làm nhiều việc tôi vẫn có cái thú vui đọc tin tức thường xuyên để nắm bắt thông tin mọi nơi. Khi vừa bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quán dặn vợ mấy việc rồi đi ra lối huyện cũ, tôi bắt gặp tốp người tản cư bàn tán rất náo nhiệt.
Tính tôi cũng hay tò mò không biết có việc gì nên liền lại tán gẫu cùng. Được biết có làng nào ấy Việt gian theo Tây. Tôi nào ngờ ấy lại là làng Chợ Dầu – chính ngôi làng tôi sống. Họ bảo làng tôi Việt gian, người làng tôi theo giặc. Như không tin được vào tai mình. Tôi thầm nghĩ đủ điều. Chẳng nhỡ làng mình theo Tây thật rồi sao. Sao lại có chuyện đấy được. Người làng ta đều là những con người yêu nước hết cả mà. Không nhẫn nhịn được nỗi nhục nhã đến tận cùng, tôi đành đánh trống lảng bỏ đi: “Hà, nắng gớm, về nào…”
Kể từ cái ngày tin đồn ấy được truyền lây lan rộng khắp nơi, tôi chẳng dám bén lẻn ra đường nữa. Tâm trí tôi như dần triệt quệ, tôi không thèm màng đến việc gì nữa. Cả vợ tôi cũng chán nản không thiết làm việc nhà. Được sinh ra và lớn lên trong thời kì chiến tranh, từ bé tôi đã phải sống với bom đạn. Thấy thế tôi luôn nhủ với lòng mình rằng sau này phải gắng sức làm việc gì đấy giúp ích cho đất nước.
Trong đầu tôi cũng như gia đình, làng xóm tôi đều hứa với lòng sẽ luôn ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm. Thế mà giờ đây chúng tôi còn chưa làm được điều gì đã làm tổn hại đến đất nước rồi. Tôi cũng yêu làng tôi lắm, cái làng Chợ Dầu ấy đã gắn bó với tôi khá lâu rồi. Nhưng sâu thẳm trong trái tim mộc mạc , bình dị của người nông dân nghèo này vẫn luôn dành một phần quan trọng đối với Tổ quốc. “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.
Thời điểm ấy, khắp nơi mọi người đều xua đuổi dân làng Chợ Dầu. Bà chủ nhà của tôi rồi cũng phải từ chối gia đình tôi sinh sống tại nhà bà. Trong vài ba hôm ngắn ngủi, không biết làm gì, đi về đâu, đầu óc tôi như trống rỗng bởi sự nhục nhã không cam chịu nổi.
Thế mà nỗi buồn ấy lại bỗng chốc chuyển sang nụ cười vui hồn nhiên nở dần trên gương mặt tôi. Tôi vui sướng khi được nghe tin mừng rằng tin làng Chợ Dầu Việt gian đã được cải chính lại. Đúng thật là, toàn là sai sự mục đích cả. Tôi đi đến khắp nơi báo tin mừng dây cho mọi người. Ngay cả bà chủ nhà cũng vui và đành cho tôi tiếp tục ở nhà bà. Thế là cuộc sống tôi lại trở nên vui vẻ như trước.
Mọi con sông đều chảy ra biển, tình yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương trở thành tình yêu Tổ Quốc. Đối với người nông dân một nắng hai sương, làng có một vị trí rất quan trọng. Đấy là nơi tôi sinh ra, lớn lên và làm việc. Quan trọng hơn làng đã trở thành cội nguồn quê hương, là một phần không thể thiếu trong tâm hồn của người nông dân. Riêng bản thân tôi, tôi sẽ không bao giờ quên đi được bóng dáng cái làng Chợ Dầu thân thuộc ấy và sẽ luôn tin tưởng, chẳng bao giờ rời xa làng mình.
Trong những năm đói nghèo nàn ấy, xuất hiện bóng hình của một người nông dân ở làng Chợ Dầu ấy, đó là ông Hai. Ông Hai sống ở làng Chợ Dầu, là một người tự hào về làng, sống vui vẻ, yêu đời khi được làm việc với anh em trong làng.
Ông Hai ung dung, háo hức vui vẻ bước thong thả , thênh ngang giữa đường vắng. Cảm giác sung sướng, lan tỏa niềm vui ấy của ông đến mọi người trong làng, như khiến cho mọi người thêm phần nào đỡ mỏi mệt và phấn chấn hơn sau ngày làm việc mệt mỏi. Ông Hai tiếp tục dõi bước đến phòng tin để lấy tin tức cho mình. Sau đó, ông lại tiếp tục dạo bước trên đường vui vẻ ,...
Lúc ông Hai ở quán nước ngồi nghỉ chân, ông bỗng nghe được tin khủng bố tinh thần ông từ một người đàn bà đang ẵm con. Người đàn bà ẵm con nói " Cả làng Chợ Dầu chúng nó theo Tây phản cách mạng", cong môi đỏng đảnh và tức giận nói . Lúc mới nghe tin, ông bàng hoàng, sững sờ, cổ nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê tê rân rân, cảm giác lúc đó thật xấu hổ và thất vọng. Thật sự là ông ko thể tin được cái tin cực sốc này, vì ông là người yêu làng, tự hào về làng nhưng bây giờ thành ra thế này, thực sự rất buồn và quá xấu hổ. Trên đường về nỗi xấu hổ xâm chiếm ông, ông chỉ biết cắm mặt mà đi, ai hỏi cũng khôn trả lời.
Khi về đến nhà, tủi hổ, nhục nhã của ông dâng trào đến tột độ. Ông bâng khuân suy nghĩ nội tâm đấu tranh nhau dai dẳng giữa tình yêu thương làng và sự thật đang được phơi bày. Ngôi làng mà ông đã gắn bó như người thân ruột thịt, và sự thật là làng đã theo giặc, khiến trái tim ông như vỡ tan làm đôi. Ông tâm sự đôi chút với thằng út, kể hết những điều trong lòng ra làm ông cảm thấy nhẹ nhõm hơn được phần nào.
Ba bốn hôm sau, ông Hai không dám bước chân ra khỏi nhà, chỉ quanh quẩn, nghe ngóng động tĩnh bên ngoài. Cảm thấy chột dạ khi thấy một đám đông, nghe tiếng Tây, Việt gian là ông ngồi ủ rủ ở một góc nhà, nín thít. Nỗi ám ảnh nặng nề đó đã biến thành sự sợ hãi thường trực trong lòng ông.
Khi nghe được tin làng cải chính. Ông Hai như một người khác, gương mặt ông tươi vui rạng rỡ, miệng bõm bẽm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, nhấp nháy. Ông bật dậy, lật đật đi khoe với mọi người. Vui vẻ đi khoe với mọi người " Tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn". Ông khẳng định với mọi người rằng " cái tin chợ Dầu đi theo Tây là hoàn toàn sai mục đích cả" .
Chắc thật là thế, số phận ông Hai khắc nghiệt. Ông Hai là người có tình yêu nước rộng lớn, bao trùm lên tình cảm với làng quê. Là một số phận hẩm hiu giữa dòng đời chiến tranh vất vả. Cho ông nhiều thứ cảm xúc không thể nói nên lời, từ xấu hổ, sợ hãi, không cảm xúc đến vui mừng khôn xiết khi biết tin làng không đổi thay,....