• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 14: Câu nghi vấn dưới đây dùng để làm gì? Kìa non non, nước nước, mây mây “Đệ nhất động” hỏi là đây có phải? A-Đe dọa C-Khẳng định B-Biểu lộ tình cảm, cảm xúc D- Cầu khiến Câu 14: Dòng nào diễn tả đúng nhất nghĩa của từ “ chông chênh”? A-Không vững chãi vì không có chỗ dựa chắc chắn. B-Ở thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã. C-Cao và không có chỗ bấu víu, luôn đu đưa, nguy hiểm. D-Ở trạng thái bất định, khi lên khi xuống, khi nghiêng qua khi ngả lại. Câu 16: Câu cầu khiến sau đây dùng để làm gì? Các cậu ơi, hãy chịu khó đợi một chút! A-Sai khiến C-Van xin B-Đề nghị D-Ra lệnh Câu 17: Trong những câu nghi vấn sau, câu nào dùng để cầu khiến? A-Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải không? B-Người thuê viết nay đâu? C-Nhưng lại đằng này đã, về làm gì vội? D-Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Câu 18: “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” là kiểu câu gì? A- Câu trần thuật C- Câu cầu khiến B-Câu nghi vấn D-Cả A,B,C đều sai Câu 19: Có thể thay từ “gian lao” trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào? A-phức tạp C-khó khăn B-Nghiệt ngã D-mệt mỏi Câu 20: Ý nghĩa của từ “ phong tục” là gì? A-Thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ của một dân tộc, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. B-Thói quen và tục lệ lành mạnh đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công nhận và làm theo. C-Những thói quen, tục lệ lạc hậu được truyền lại từ trước đến nay. D-Những suy nghĩ và nếp sống của một lớp người nào đó. hỡi các anh chị trai xinh gái đẹp hãy giúp đứa em gái này với :((

2 đáp án
79 lượt xem

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? A- Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên,chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. B- Những cu-li kéo xe tay phóng cật lực, đôi bàn chân giẫm đất lạch bạch trên mặt đường nóng bỏng. C- Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. D- Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, thấm nhuần cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Câu 2: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nhượng bộ? A-Việc này tuy là thể dục, nhưng các thầy không được coi thường. B-Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. C-Vì tên Dậu là thân nhân của hắn, nên chúng con bắt hắn phải nộp thay. D-Gió càng to, lửa càng cao. Câu 3: Quan hệ về nghĩa giữa hai vế trong câu ghép: “Trời trong như ngọc, đất sạch như lau.” là quan hệ gì? A-Tương phản C-Nối tiếp B-Đồng thời D-Lựa chọn Câu 4: Nhận định nào nói đúng nhất tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn văn sau? Hôm sau, bác sĩ bảo Xiu: “Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng. Giờ chỉ còn việc bồi dưỡng và chăm nom-thế thôi”. A- Đánh dấu sự bổ sung và lời dẫn trực tiếp. B- Đánh dấu sự thuyết minh và lời dẫn trực tiếp. C-Cùng đánh dấu lời dẫn trực tiếp. E- Đánh dấu sự giải thích và lời dẫn trực tiếp. Câu 5: Trong hai câu thơ: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế Mở miệng cười tan cuộc oán thù. Từ “kinh tế” ở đây được hiểu là: một lĩnh vực của đời sống, sản xuất và trao đổi hàng hóa. Đúng hay sai? A-Đúng B-Sai Câu 6: Trong hai câu thơ trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? A- Phóng đại, đối C- Điệp, phóng đại B- B-Liệt kê, đối D-Điệp, liệt kê Câu 7: Trong các câu nghi vấn sau, câu nào không có mục đích hỏi: A-Mẹ đi chợ chưa ạ? B-Ai là tác giả của bài thơ này? C-Trời ơi! Sao tôi khổ thế này? D-Bao giờ bạn đi Hà Nội? Giúp tớ vớiiiiiiiii

2 đáp án
12 lượt xem

Câu 1: Đoạn văn sau kể theo ngôi nào? Trước kia mỗi chiều, cứ vào lúc chạng vạng mặt người thì Tràng đi làm về. Hắn bước ngật ngưỡng trên con đường khẳng khiu luồn qua cái xóm chợ của những người ngụ cư vào trong bến. (Kim Lân, Vợ nhặt) A-Ngôi thứ nhất B-Ngôi thứ ba Câu 2: Trong đoạn văn trên có mấy từ láy tượng hình? A-một B-hai C-ba D-bốn Câu 3: Theo em, khi xem xét và phân loại câu ghép, người ta chủ yếu dựa vào quan hệ về mặt nào giữa các vế câu? A- Quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa các vế câu. B- Quan hệ về mặt ngữ âm giữa các vế câu. C-Quan hệ về mặt ngữ pháp giữa các vế câu. D-Quan hệ về mặt từ loại giữa các vế câu. Câu 4: Cho hai câu đơn: Mẹ đi làm. Em đi học. Trong các câu ghép được tạo thành sau đây, câu nào không hợp lý về mặt ý nghĩa? A-Mẹ đi làm còn em đi học. C-Mẹ đi làm, em đi học. B-Mẹ đi làm và em đi học. D-Mẹ đi làm nhưng em đi học. Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu ghép? A- Bọn thị vệ đang rót mời mụ những thứ rượu quý của các nước phương xa và dâng cho mụ những thứ bánh rất ngon lành. B- Ông lão trở về và thấy trước mặt cung điện nguy nga, mụ vợ lão đã thành nữ hoàng đang ngồi ở bàn tiệc. C- Xung quanh lại có cả một đội vệ binh gươm giáo chỉnh tề đứng hầu. D- Ông lão trông thấy, hoảng sợ, cúi rạp xuống đất chào mụ vợ. Các cậu giúp tớ vớiiiiiiiiiiii

2 đáp án
71 lượt xem