hãy nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của các bài nhớ rừng ,ông đồ , quê hương ,khi con tu hú , tức cảnh pác bó . nhanh nha mk đang cần gấp

2 câu trả lời

1. Nhớ rừng:- Nội dung : Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả nỗi chán ghét thực tại tù túng, tầm thường và niềm khao khát tự do mãnh liệt.

- Giá trị nghệ thuật : Bút pháp rất lãng mạng truyền cảm,sự đổi mới câu thơ,vần điệu,nhịp điệu,phép tương phản,đối lập.Nghệ thuật tạo hình đăc sắc

2. Ông đồ: -Nội dung : Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của “ông đồ” qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ những giá trị xưa cũ.

-Thể thơ thất ngôn bình dị mà cô đọng,đầy gợi cảm.

3. Quê hương:- Nội dung : Bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu quê hương của nhà thơ.

-Giá trị nghệ thuật : Lời thơ giản dị,hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng.

4. Khi con tu hú: -Nội dung : Thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khao khát tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

-Giá trị nghệ thuật : Giọng thơ tha thiết,sôi nổi,tưởng tượng rất phong phú,dồi dào.

5. Tức cảnh Pác Bó: -Nội dung : Bài thơ cho ta thấy tinh thần lạc quan,phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó.Với người được làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

-Giá trị nghệ thuật : Giọng thơ hóm hỉnh,tươi vui(vẫn sẵn sàng,thật là sang),từ láy miêu tả,vừa cổ điển vùa hiện đại.

1, Nhớ rừng

- Gía trị nội dung: Bài thơ mượn lời con hổ nhớ rừng để thể hiện sự u uất của lớp những người thanh niên trí thức yêu nước, đồng thời thức tỉnh ý thức cá nhân. Hình tượng con hổ cảm thấy bất hòa sâu sắc với cảnh ngột ngạt tù túng, khao khát tự do cũng đồng thời là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước bấy giờ.

- Gía trị nghệ thuật:

+ Hình ảnh mang tính chất biểu tượng, giàu chất tạo hình

+ Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu tính biểu cảm.

2, Ông đồ

- Gía trị nội dung: Ca ngợi về nét truyền thống văn hóa của dân tộc. Qua đó, tác giả bày tỏ nỗi buồn, xót xa trước sự mai một của giá trị tinh hoa, mang bản sắc văn hóa của dân ta.

- Gía trị nghệ thuật:

+ Sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh, nhân hóa: "Như phượng múa rồng bay", "Gi ấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu".

+ Thể thơ: Năm chữ

+ Từ láy: tấm tắc

+ Câu hỏi tu từ: "Người thuê viết nay đâu?", "Hồn ở đâu bây giờ?"

+ Ngôn ngữ: giản dị, chân thật

3, Quê hương

- Gía trị nội dung: Bài thơ vẽ ra một bức tranh tươi sáng của một làng quê vùng biến. Từ đó, ca ngợi về vẻ đẹp cũng như vai trò to lớn của quê hương đối với cuộc sống mỗi con người. Ẩn trong từng câu thơ chính là niềm yêu thương, lòng biết ơn của tác giả với quê hương của mình.

- Gía trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ: Tám chữ

+ Nhịp thơ: nhanh, mạnh 

+ Ngôn ngữ: giản dị, chân thật

+ Sử dụng hàng loạt các biện pháp so sánh, nhân hóa: "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã", "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió",...

4, Khi con tu hú

- Gía trị nội dung: Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đầy

- Gía trị nghệ thuật:

+ Thể thơ: Lục bát

+ Giọng điệu linh hoạt

+ Ngôn ngữ tự nhiên, giản dị, gần gũi với đời sống

5, Tức cảnh Pác Bó

- Gía trị nội dung: Từ khung cảnh thiên nhiên Pác Bó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện những lo lắng, băn khoăn trước sự nghiệp cách mạng nước nhà.

- Gía trị nghệ thuật:

+ Hình ảnh giản dị, chân thực: cháo bẹ, rau măng, bàn đá

+ Từ láy: chông chênh

+ Cách dùng từ thú vị, mới mẻ, mang đậm cá tính trong văn phong của Người: "Cuộc đời cách mạng thật là sang".

+ Nhịp thơ: vui tươi, nói về cách mạng nhưng không đượm buồn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước