Trên cơ sở so sánh với bài thơ Sông núi nước Nam, hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta

2 câu trả lời

Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, là một nhân vật lịch sử lỗi lạc, toàn tài hiếm có. Bởi ông không chỉ là một vị tham mưu tài giỏi của Lê Lợi mà ông còn là một nhà thơ có nhiều đóng góp cho nền văn học trung đại Việt Nam. Bình Ngô đại cáo do ông thừa lệnh Lê Lợi soạn thảo là bài bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố sau khi quân ta đại thắng. Bài cáo là ý thức dân tộc được tiếp nối từ thời Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt. Điều ấy được thể hiện rõ qua đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Quả thực đúng như vậy. Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta và là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc từ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt bằng nhiều yếu tố mới, phong phú, toàn diện và sâu sắc hơn. Đồng thời được thể hiện bằng những minh chứng hùng hồn, sự thực hiển nhiên trong thực tế đời sống.

* Ý thức dân tộc: nhận thức, tư tưởng, tình cảm về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của dân tộc mình

* Kế thừa, tiếp nối: tiếp tục khẳng định độc lập chủ quyền dựa vào 2 yếu tố: lãnh thổ, chủ quyền chế độ

* Phát triển hơn:

- Toàn diện, hoàn chỉnh hơn: Ở bài "Nước Đại Việt ta", Nguyễn Trãi bổ sung thêm 3 yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử dân tộc

- Sâu sắc hơn:

+ Nguyễn Trãi khẳng định văn hiến và truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất minh chứng cho sự tồn tại bền vững của một quốc gia độc lập.

+ Điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan.

⇒ Quan điểm của "Nam quốc sơn hà" vừa kế thừa, tiếp nối, vừa toàn diện hoàn chỉnh, phát triển, mở rộng hơn, lại vừa sâu sắc hơn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước