Bàn về tinh thần đoàn kết người xưa có câu: "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên bằng một đoạn văn ngắn (10-12 câu).

2 câu trả lời

Câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".Nói về tinh thần đoàn kết cu nhân dân ta.Đề cao vai trò đồng đội của nhân dân của chúng ta.Phân tích câu thơ như sau"Một cây làm chẳng lên non".Có nghĩa là một người bê một tảng đá không lên được.Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".Có nghĩa là ba người bê một tảng đá đó sẽ bê được.Câu thơ đề cao tinh thần đoàn kết.

Nhân dân ta từ xưa đã đúc rút kinh nghiệm về vai trò và sức mạnh của sự đoàn kết bằng một câu thơ :" Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ." Câu thơ ấy hoàn toàn đúng trong bối cảnh xã hội của chúng ta ngày nay. Xét về mặt nghĩa đen, một cây thì không thể tạo nên một ngọn núi. Nhưng nhiều cây gộp lại sẽ tạo nên lá phổi xanh bao phủ cả ngọn đồi . Về mặt nghĩa bóng, câu thơ muốn đề cao và ca ngợi sức mạnh của tinh thần đoàn kết .Từ xưa đến nay,không phải ngẫu nhiên mà người ta coi trọng tinh thần đoàn kết . Nhân dân ta đề cao tinh thần này bởi đoàn kết là điều rất cần thiết để tạo nên sức mạnh của một cộng đồng. Như đã nói, chúng ta đang sống trong một môi trường xã hội, mà ở đó, mỗi cá nhân là một phần tử nhỏ bé của xã hội ấy. Nếu  ta chỉ sống một cách đơn lẻ, độc lập thì rất dễ bị bắt nạt, bị yếu thế trong môi trường chung của cộng đồng. Bởi vậy, chúng ta phải đoàn kết với nhau, chung sức đồng lòng để tạo nên sức mạnh to lớn. Súc mạnh ấy sẽ giúp mọi thành viên trong tập thể có được sức mạnh chung to lớn để vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được những thành quả to lớn. Đoàn kết cũng giúp ta phát huy cao độ tinh thần vì tập thể, dẹp bỏ ích kỉ cá nhân để đưa tập thể cùng phát triển. Bởi vậy, chúng ta cần đoàn kết lại với nhau và tránh những hành động chia bìa, kéo phái. Có như vậy mới tạo nên được sức mạnh tập thể và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng được.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước