• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Câu 1: - Tìm các câu cầu khiến trong các ví dụ sau. - Chỉ ra những dấu hiệu hình thức và chức năng của các câu cầu khiến đó. a. Con trăn ấy là của nhà vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi. Có chuyện gì ở nhà để anh lo liệu. (Thạch Sanh) b. Ông lão ơi! Đừng băn khoăn quá. Thôi hãy về đi. Tôi kêu trời phù hộ cho, ông sẽ được một cái nhà rộng và đẹp. (Ông lão đánh cá và con cá vàng) c. [...] Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn, cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào...” (Nam Cao, Lão Hạc) d. Ngạc nhiên, cái Tí thỏ thẻ giục mẹ: - U ăn khoai đi, để lấy sữa cho em nó bú. Từ sáng đến giờ, u chưa ăn gì, đói quá chịu làm sao được? Chị Dậu vẫn cứ rầu rĩ nét mặt, những giọt nước mắt rơi xuống càng mau. Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ: - Này u ăn đi! Để mãi! U có ăn thì con mới ăn. (Ngô Tất Tố,Tắt đèn)

2 đáp án
16 lượt xem

Phần I Cho câu thơ sau: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” 1. Chép tiếp để hoàn thiện khổ thơ. 2. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hiểu biết của em về tác giả của bài thơ. 3. Giải nghĩa từ “trai tráng”, “tuấn mã” 4. Nêu nội dung – nghệ thuật của bài thơ? 5. Câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. “ đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. 6. Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng 10 câu) phân tích vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch dưới câu cảm thán đó). Phần II Đọc truyện cười sau, từ đó nêu những suy nghĩ của em về việc “cho” và “nhận” trong cuộc sống hằng ngày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi. CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta bị lộn cổ xuống sông. Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lên: - Đưa tay cho tôi! Anh chàng dưới sông vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra. Một người khác có vẻ quen biết người bị nạn, chạy lại và nói: - Cầm lấy tay tôi! Tức thì anh chàng dưới sông vội đưa ngay cả hai tay ra và được kéo lên. Thoát chết. Mọi người rất ngạc nhiên. Người vừa kéo anh ta lên giải thích: “Sở dĩ tôi nói thế là biết tính anh ta luôn muốn “cầm lấy” của người khác chứ không bao giờ chịu “đưa” cái gì cho mọi người”. (Chuyện vui chữ nghĩa, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1996) Bác nào giúp em với ngắn thôi nha :))

1 đáp án
96 lượt xem