Phần I Cho câu thơ sau: “Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng” 1. Chép tiếp để hoàn thiện khổ thơ. 2. Câu thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? Nêu hiểu biết của em về tác giả của bài thơ. 3. Giải nghĩa từ “trai tráng”, “tuấn mã” 4. Nêu nội dung – nghệ thuật của bài thơ? 5. Câu thơ “ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. “ đã sử dụng biện pháp tu từ gì ? Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó. 6. Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp (khoảng 10 câu) phân tích vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán (gạch dưới câu cảm thán đó). Phần II Đọc truyện cười sau, từ đó nêu những suy nghĩ của em về việc “cho” và “nhận” trong cuộc sống hằng ngày bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi. CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta bị lộn cổ xuống sông. Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lên: - Đưa tay cho tôi! Anh chàng dưới sông vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra. Một người khác có vẻ quen biết người bị nạn, chạy lại và nói: - Cầm lấy tay tôi! Tức thì anh chàng dưới sông vội đưa ngay cả hai tay ra và được kéo lên. Thoát chết. Mọi người rất ngạc nhiên. Người vừa kéo anh ta lên giải thích: “Sở dĩ tôi nói thế là biết tính anh ta luôn muốn “cầm lấy” của người khác chứ không bao giờ chịu “đưa” cái gì cho mọi người”. (Chuyện vui chữ nghĩa, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1996) Bác nào giúp em với ngắn thôi nha :))

1 câu trả lời

Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

- Bài thơ 8 chữ: Nhớ rừng

2, Nội dung: Đoạn thơ là cảnh dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá và tác giả đã có những miêu tả về con người và cánh buồm vô cùng sinh động

3, 

"trai tráng" là những con người khỏe mạnh, vạm vỡ, yêu lao động

"tuấn mã" là con ngựa khỏe, đi được xa và đường dài

4, Hình ảnh "dân trai tráng" được miêu tả trong lúc đi ra khơi.

Những câu thơ khác:

"Dân chài lưới màu da ngăm rám nắng

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm"

5, 

- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Biện pháp tu từ so sánh: chiếc thuyền với con tuấn mã. Tác dụng: gợi được vẻ đẹp khỏe khoắn, hăng hái rắn rỏi của con thuyền giống như tuấn mã. Từ đó gợi ra được vẻ đẹp hình thể của những người dân làng chài

- Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Biện pháp nhân hóa: được thể hiện qua từ "phăng", "vượt" diễn tả được tư thế, hào khí phăng phăng, tràn ngập sức sống của con thuyền cũng như người dân làng chài đang hăm hở về 1 chuyến đi đánh cá thắng lợi và thành công.

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ. So sánh, ẩn dụ cánh buồm với mảnh hồn làng là để hình tượng hóa mảnh hồn làng cũng như linh thiêng hóa cánh buồm. Cánh buồm ra khơi mang theo những ước mơ khát vọng của những người dân làng chài ra khơi. Mảnh hồn làng chính là những tâm tư, ước mơ, khát vọng của người dân làng chài. Biện pháp này làm cho hình ảnh cánh buồm trở nên sinh động và thiêng liêng.

- Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

Biện pháp tu từ nhân hóa được thể hiện qua từ “rướn" , "thâu góp" làm cho con thuyền trở nên sinh động chân thực như 1 con người

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước