Thông thường, hịch là ra lời hiệu triệu với lí lẽ sắc bén, nhưng ở bài này, Trần Quốc Tuấn dùng lời lẽ như thế nào, cách lập luận ra sao? Ông khuyên dạy tướng sĩ với tư cách bề trên hay như một người cùng cảnh ngộ? KHÔNG CHÉP MẠNG

1 câu trả lời

Nhắc tới Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, ta lại nhớ đến một người tướng uy dũng, văn võ
toàn tài, lập công lớn trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông. Ông là
minh chứng cho sự hội tụ cho hào khí Đông A của triều Trần. Dự đoán trước được lòng quyết
tâm phục thù trở lại xâm lược lần hai của quân Nguyên, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương đã
chủ động mở cuộc duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long vào thắng 9 năm 1284 và công bố bài
Hịch “Dụ chư tì tướng hịch văn”(Hịch tướng sĩ). Mục đích của bài hịch là khích lệ, kêu gọi tinh
thần yêu nước, ý chí chiến đấu của tướng sĩ nhà Trần đồng lòng dốc sức nhất tề đứng lên chống
lại quân xâm lược; đồng thời kêu gọi các tướng sĩ ra sức học tập cuốn “ Binh gia diệu lí
yếu”(Binh gia yếu lược do chính ông biên soạn chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc chiến đấu chống
quân Mông Nguyên lần hai. Bài Hịch tướng sĩ có những sáng tạo trong cấu trúc bao gồm 3 phần,
nêu gương, tố cáo tội ác của giặc, phê phán sự thờ ơ của tướng sĩ và chỉ rõ con dường đánh giặc.
Tuy được viết theo thể hịch nhưng đây là áng văn chính luật xuất sắc, lời văn thống thiết, hình
ảnh giàu biểb, mang đậm chất trữ tình. Với giọng điệu trò chuyện thủ thỉ, khơi dậy ân tình của
mình với các tướng sĩ, trong loạn lạc thì cùng san sẻ, giữa chiến trường thì cùng nhau sống chết,
gắn kết keo sơn như anh em ruột thịt, cùng đồng cam cộng khổ, không có vẻ gì như một vị chủ
tướng nói với quân lính của mình.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước