• Lớp 8
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

HOA HỒNG TẶNG MẸ Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bó hoa hồng để tặng mẹ cháu- nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá một bó hoa hồng đến 2 đôla. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt một bó hồng để gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không? Nó vui mừng nhìn anh và trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Rồi nó chỉ đường cho anh đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bó hoa lên mộ. Tức thì, anh quay lại tiệm bán hoa, hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó, anh đã lái một mạch 300km về nhà để anh trao tận tay bó hoa cho mẹ. Câu 1: Từ thông điệp của văn bản trên, em hãy rút ra bài học có ý nghĩa đối với bản thân. Câu 2 : Tìm một câu ghép có trong đoạn và cho biết hai vế câu ghép được nối với nhau bằng gì?

2 đáp án
8 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “ Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu…không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế.. Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống…” ( Theo báo Giáo dục thời đại , Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID-19) Câu 1:Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2:Nêu nội dung khái quát của đoạn trích? Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau “ Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doạnh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống…” Câu 4:Thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích trên?

1 đáp án
11 lượt xem

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ . Thế rồi một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp đẽ nhất. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô - en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Nhưng trớ trêu và nghiệt ngã thay! Tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào. Lí do ư? Bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết…” (Trích: “Cảm nhận về những mảnh đời bất hạnh "). -a. Đoạn trích trên khiến em liên tưởng đến văn bản nào đã học, tác giả là ai và được viết theo thể loại, ngôi kể nào? -b. Xác định nội dung chính của đoạn văn và phương thức biểu đạt. -c.Xác định 2 từ tượng hình có trong đoạn trích, nêu tác dụng. -d.Xác định 1 câu ghép, nêu cách nối và quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu. -e.Tìm 2 tình thái từ và nêu chức năng của nó.

2 đáp án
11 lượt xem

Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? Câu 3: Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 4: Tại sao cây si già không giận dữ và la lên mà bình tĩnh hỏi lại cậu bé? Phần II: Làm văn Câu 1: Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ( Khoảng 200 chữ) về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay?

2 đáp án
11 lượt xem