Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi: Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn trong tay, cậu hí hoáy khắc tên mình lên thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu: - Chào cậu bé! Tên cậu là gì nhỉ? - Cháu tên là Ngoan. - Cậu có cái tên mới đẹp làm sao! Mặt cậu bé rạng lên. Cậu nói: - Cảm ơn cây. - Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi. Cậu bé rùng mình, lắc đầu: - Đau lắm cháu chịu thôi! - Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn? (Theo Trần Hồng Thắng) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Cậu bé trong văn bản đã có hành động gì với cây si già? Hành động đó đúng hay sai? Vì sao? Câu 3: Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? Câu 4: Tại sao cây si già không giận dữ và la lên mà bình tĩnh hỏi lại cậu bé? Phần II: Làm văn Câu 1: Từ hành động của cậu bé trong văn bản trên, em hãy viết đoạn văn ( Khoảng 200 chữ) về sự vô cảm của một bộ phận học sinh hiện nay?

2 câu trả lời

I

1. Phương thức biểu đạt chính là tự sự . 

2.

-Câu bé trong văn bản đã có hàng động khắc tên mình lên thân cây bằng con dao sắc nhọn .

-Hành động đó là sai . Vì khắc tên lên cây sẽ khiến cây đau đớn , gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây . 

3. Từ văn bản trên , em rút ra bài học là phải biết bảo vệ và trân trọng thiên nhiên .Vì thiên nhiên giúp chúng ta có cảnh để ngắm , giúp chúng ta có không khí để thở , cung cấp các thức ăn ,... cho chúng ta.

4. Cây si già không gận dữ và la lên mà bình tĩnh hỏi lại cậu bé vì cậu bé là một đứa trẻ .  Nên khi cậu  làm sai thì người lớn ( cây si già ) phải dạy dỗ đoàng hoàng , tìm cách chỉ ra lỗi lầm và giúp cậu bé nhận thức được lỗi lầm của mình chứ không phải dùng cách la mắng , giận dữ với cậu bé. 

II .

Trong xã hội phát triển , sự vô cảm của con người đã không còn xa lạ với chúng ta . Đáng buồn hơn là sự vô cảm đã có ở một bộ phận học sinh không nhỏ hiện nay .  Sự vô cảm là thói ích kỷ , lạnh lùng và thờ ơ trước những nỗi bất hạnh , những khó khăn của những người không may gặp phải ở xung quan mình . Nhất là ở một số bộ phận học sinh  , sự vô cảm càng được thể hiện rõ . Có nhiều học sinh gặp những người xin ăn thì không cảm thấy xúc động , tỏ thái độ thờ ơ và chê bai họ . Có những học sinh còn cố tình trêu , cố tình bắt nạt những em nhỏ có hoàn cảnh không may , những em nhỏ đang khóc vì nỗi bất hạnh . Thật đáng buồn về những hành động vô cảm của một bộ phận học sinh ! Sự vô cảm của những học sinh ấy bắt nguồn từ việc bố mẹ không quan tâm con cái , do các học sinh luôn bị cuốn vào những ham mê học tập , do khát vọng đạt được thành tính , ... Vậy nên để học sinh không có thói vô cảm thì bố mẹ phải quan tâm con cái nhiều hơn , các học sinh thì phải tham gia các hoạt động xã hội , đọc những bài báo về hoàn cảnh khó khăn của những người không may để cảm thấy thấu hiểu và biết yêu thương những người xung quanh . Còn tôi , tôi cũng sẽ làm vậy để bản thân biết yêu thương , biết thấu hiểu và sẻ chia với những người xung quanh mình . Tóm lại , tất cả mọi người cần phải bỏ thói vô cảm để xã hội ấm áp tình người hơn . văn minh và phát triển hơn .

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính: tự sự. 

Câu 2 : Cậu bé trong văn bản đã có hành động: khắc tên mình lên cây si già .

Hành động đó hoàn toàn sai trái. Vì cậu đang trực tiếp phá hoại tài sản thiên nhiên.

Câu 3 : Bài học rút ra cho bản thân : Hướng đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống , luôn nghĩ đến cảm xúc của người khác khi làm bất cứ việc gì , hãy đặt mình vào vị trí của người khác .

Câu 4 : Vì cây si già muốn dạy cho cậu bé một bài học về cuộc sống là : đừng nên bắt người khác nhận lấy sự đau đớn mà họ không muốn để chỉ làm mình được hạnh phúc .

Phần ll : Làm văn

Câu 1

                                                                     Bài Làm

Câu chuyện Cậu bé và cây si già là câu chuyện nhân văn gửi gắm thông điệp về việc đừng bắt người khác làm những việc mà mình còn không chịu được. Trong truyện, cậu bé đã khắc dao lên cây si làm cho cây đau đớn; khi cây si bảo sao cậu bé không khắc lên người mình, cậu bé bảo đau thì cây si đã hỏi cậu rằng tại sao cậu bắt cây nhận điều mà chính cậu cũng không muốn. Qua câu chuyện, em nhận thấy được là điều mình không muốn nhận thì cũng đừng bao giờ làm đối với người khác. Việc ta cần làm là có thái độ sống nghĩ cho cả những người xung quanh, mở rộng tấm lòng bao dung và không làm tổn thương người khác. Đó chính là điều kiện căn bản để cuộc sống đầy ắp tình thương và hạnh phúc. Tóm lại, câu chuyện đã gửi gắm bài học về thái độ sống nhân ái và bao dung của người với người trong cuộc sống.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm