Viết đoạn văn nghị luận xã hội về tác hại của bao bì ni lông với môi trường hoặc tác hại của sự bùng nổ dân số. Không chép mạng hay bất cứ nguồn văn mẫu nào, đoạn văn khoảng 200 chữ trở lên.

2 câu trả lời

Bài Làm : 

  Một trong những tác nhân lớn nhất gây ô nhiễm môi trường hiện nay chính là bao bì ni lông. Thật vậy, bao bì ni lông được làm từ màng nhựa, các chất dẻo nên rất khó phân hủy hoặc thời gian phân hủy là rất lâu, ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường. Đầu tiên là khi bao bì ni lông lẫn vào đất sẽ gây lở đất, xói mòn đất đai ở các vùng như đồi núi. Cản trở sự phát triển của cây cỏ, gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của động thực vật và con người. Khi rơi xuống cống sẽ làm tắc các đường dẫn nước thải còn khi trôi ra biển sẽ khiến các sinh vật nuốt phải và dẫn tới chết. Khi vứt bừa bĩa thì bao nì ni lông sẽ làm mất mĩ quan, làm xấu các con đường làng ngõ xóm. Qua đây, ta có thể tháy được rằng bao bì ni lông có tác hại vô cùng lớn và nghiêm trọng đối với môi trường. Cần chung tay góp sức bảo vệ, gìn giữ môi trường bằng những hành động thiết thực như thay đổi thói quen, không sử dụng hoặc hạn chế sử dụng bao bì ni lông. 

Viết đoạn văn nghị luận xã hội về tác hại của bao bì ni lông với môi trường

Ngày nay, việc sử dụng bao bì ni lông vô cùng phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống. Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Mua cá, mua thịt, mua rau, mua hoa quả dùng túi ni lông để đựng, mua cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người. Theo thống kê của Liên Hợp Quốc trung bình cứ một người thì một ngày sử dụng 8 túi ni lông, một năm khối lượng túi mà còn người thải ra đủ để bao quanh trái đất 4 lần với con số lên đến vài trăm tỉ chiếc túi. Tác hại của túi ni lông đối với môi trường không phải ai cũng nhận ra được. Bao bì ni lông sẽ ngăn cản sự sinh trưởng của thực vật, hạn chế khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ môi trường của cây trồng. Lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống. Bao bì ni lông không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến đời sống của con người. Khói ni lông có chứa chất độc đi-ô-xin gây nên các bệnh về hô hấp như khó thở, ho ra máu và các dị tật cho trẻ. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ hôm nay, chúng ta phải thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông của chính mình. Mỗi người dân chúng ta cần có ý thức hạn chế túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường như: các sản phẩm từ mây, tre, đan; túi giấy tự phân hủy,…. Bên cạnh đó, mỗi người dân cần có ý thức hạn chế sử dụng túi ni lông và thay thế bằng những vật khác thân thiện với môi trường để giảm thiểu những tác hại do túi ni lông gây ra. Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm