BT1: Tìm hai nhóm từ thuộc hai trường từ vựng có trong câu văn sau: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm rang cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.”. BT2. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các đoạn trích sau đây và nêu ngắn gọn hiệu quả sử dụng: a. Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột. Tình cảnh trông thật là thảm. Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! b. Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời.

2 câu trả lời

BT1: Tìm hai nhóm từ thuộc hai trường từ vựng có trong câu văn sau: 

- Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: cắn, ghì, bạnh ra. 

- Trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể con người: bắp thịt, hàm răng, quai hàm, cặp mắt. 

BT2. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong các đoạn trích sau đây và nêu ngắn gọn hiệu quả sử dụng:

a. 

- Từ tượng hình: lướt thướt. 

- Từ tượng thanh: bì bõm. 

` ⇒ ` Hiệu quả sử dụng: thể hiện được tình cảnh hộ đê khốn khổ của người dân nơi phủ X. Thể hiện rõ âm thanh, dáng vẻ cực khổ của những con dân chân lấm tay bùn phải ra sức bảo vệ khúc đê. Đồng thời qua đó nhằm lên án, phê phán sự lạnh lùng, vô lương tâm của tên quan phụ mẫu lòng lang dạ sói. 

b. 

- Từ tượng hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút. 

- Từ tượng thanh: không có. 

` ⇒ ` Hiệu quả sử dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tạo nhịp điệu cho câu thơ. Đồng thời làm nổi bật sự hoang vu, hiểm trở của địa hình núi rừng nơi đây. 

_ Hai hình ảnh kết thúc tác phẩm trên đây thể hiện tài năng sáng tạo nghệ thuật độc đáo của các nhà văn, đồng thời là những thông điệp mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Với cách “kết thúc mở”, các nhà văn vừa gợi niềm bâng khuâng thương cảm, vừa gieo vào lòng người đọc một niềm tin về cuộc sống tương lai của người lao động và hiện thực tươi sáng của cách mạng.

_ Nếu hình ảnh kết thúc “Hai đứa trẻ” lay động niềm bâng khuâng thương cảm và dư vị sâu lắng của người đọc trước niềm khát khao mong ước có phần mơ hồ, xa xăm với hiện thực cuộc sống bấy giờ thì hình ảnh kết thúc “Vợ nhặt”, dù chưa rõ nét nhưng đã làm vang lên dư âm lạc quan cho câu chuyện, gợi người đọc suy tưởng, phán đoán về tương lai của người nông dân sau nạn đói 1945.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm