• Lớp 6
  • Môn Học
  • Mới nhất
2 đáp án
13 lượt xem

Từ mồng 1 tháng 3 đến mồng 5 tháng 4 âm lịch là thời gian chuẩn bị lễ hội. Hội bắt đầu từ ngày mồng 6. Trong những ngày này, dân làng tổ chức lễ rước cờ tới đền Mẫu, rước cơm chay (cơm cà) lên đền Thượng. Mồng 8 có lễ rước nước từ đền Hạ về đền Thượng, tượng trưng cho việc tôi luyện vũ khí trước khi đánh giặc. Mồng 9 vào chính hội có múa hát thờ, có hội trận và lễ khao quân. Hát thờ diễn ra trước thuỷ đình ở đền Thượng, chủ yếu là hát dân ca. Hội trận mô phỏng lại cảnh Thánh Gióng đánh giăc tại một cánh đồng rộng lớn. 28 cô tướng từ 8 đến 12 tuổi mặc tướng phục đẹp, tượng trưng cho 28 đạo quân thù. 80 phù giá lưng đeo túi dết, chân quấn xà cạp là quân ta. Đi đầu đám rước là dăm ba bé trai cầm roi rồng, mặc áo đỏ đi dọn đường, tượng trưng cho đạo quân mục đồng. Theo sau là ông Hổ từng giúp Thánh phá giặc. Trong đám rước còn có cả ông Trống, ông Chiêng và 3 viên Tiểu Cổ mặc áo xanh lĩnh xướng. Ngoài ra còn có cả đánh cờ người. Trong khi ông hiệu cờ đang say sưa múa cờ thì dân chúng xem hội chia nhau những đồ tế lễ. Họ tin rằng như vậy là được Thánh ban lộc, những vật dụng kia sẽ đem lại may mắn cho cả năm. Đám rước đi đến tận Đổng Viên, đi đến đâu, cờ quạt tưng bừng đến đấy. Vào ngày mồng 10, vãn hội có lễ duyệt quân, tạ ơn Thánh. Ngày 11 làm lễ rửa khí giới và ngày 12 làm lễ rước cờ báo tin thắng trận với trời đất. (Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư) b. Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên. c. Việt Nam, đất nước ngàn năm văn hiến, vốn rất nổi tiếng với rất nhiều lễ hội, từ những lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc gia đến lễ hội của các làng các xã. Em đã được tham gia hoặc chứng kiến lễ hội nào? Hãy thuật lại lễ hội đó để mọi người cùng theo dõi.

1 đáp án
10 lượt xem
1 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
14 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
20 lượt xem