• Lớp 6
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm,ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túitiền. - Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãyđược. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: -Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! - Người cha liềnbảo: - Đúng.Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậycác con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Theo Truyện cổ tích Việt Nam) I. Đọc hiểu: ( 4 điểm) Câu 1 (1,0 điểm).Truyện được kể ở ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? Câu 2(1,0 điểm). Phân tích cấu tạo của câu văn: Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Câu 3 (1,0 điểm). Người cha muốn các con nhận ra được những điều gì từ cách các con ông và ông bẻ bó đũa? Câu 4 (1,0 điểm). Nêu nhận xét của em về người cha trong câu chuyện trên?

2 đáp án
6 lượt xem
1 đáp án
7 lượt xem

MÀU CỦA CẦU VỒNG Một ngày nọ nổ ra cuộc cãi vã giữa các màu sắc. Màu Xanh Lá cây lớn tiếng trước tiên: “Tôi chính là màu quan trọng nhất. Các bạn thấy đấy, chúa trời đã quy định cây cỏ đều màu xanh. Lá cây cũng xanh. Cánh đồng lúa, ruộng ngô, các loại rau, cây ăn quả... tất cả đều xanh. Màu xanh chính là màu nổi bật nhất trên trái đất này.” Còn màu Xanh Da trời thì phản đối: “Không phải vậy, bạn sai rồi. Tớ mới là màu quan trọng nhất. Bạn thử nhìn lên bầu trời xem: đó là màu xanh của tớ. Hãy nhìn các đại dương đi: cũng là màu của tớ. Tất cả những gì xung quanh chúng ta, bất cứ nơi nào bạn nhìn, đều là xanh da trời cả.” Màu Vàng xen vào ngay lập tức: “Cả hai cậu đều sai. Tôi đây mới là quan trọng nhất. Các cậu hãy nhìn mặt trời, mặt trăng, những ngôi sao mà xem, tất cả những gì có thể chiếu sáng đều màu vàng cả. Không có ánh sáng thì các cậu sẽ chẳng thấy gì hết...”. Màu Da cam ngắt lời: “Cả ba cậu đều chẳng có ai đúng. Màu Da cam của tớ mới là số 1. Tất cả những gì màu cam đều có lợi cho sức khoẻ, này nhé: cà rốt, bí ngô, trái cam,... Nếu không có những thứ đó thì chẳng ai giữ được sức khoẻ lâu dài cả.” Lúc này màu Tím cũng lao vào cuộc tranh luận: “Nghe này, tớ mới là màu quan trọng bậc nhất. Tất cả các hoàng gia đều mặc màu của tớ. Vua và Hoàng hậu đều mặc màu Lam Tím để chứng tỏ quyền lực.” Bỗng nhiên cả nhóm nghe thấy một tiếng sấm rền vang. Rồi mưa ào ào tới. Một giọng nói lớn và trầm vang tới tai các màu: “Hãy ngừng cãi vã, nắm tay nhau lại và đến đây mau!”. Và kìa, bạn nhìn thấy lấp lánh trên bầu trời là một dải màu sắc vô cùng diễm lệ mà vẻ đẹp huy hoàng của nó vượt xa bất cứ một màu nào nếu đứng riêng lẻ một mình. Bởi vì các màu sắc khác nhau đó cùng kết lại trong một sự hoà hợp tuyệt vời, chúng trở thành một thứ kì diệu hơn chính bản thân chúng - chúng đã trở thành Cầu Vồng! (Nguồn: Tài liệu Học để cùng chung sống, UNESCO Hàn Quốc) 1. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên? 2. Tìm từ láy được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản trên. 3. Nội dung của văn bản. 4. Trình bày ngắn gọn thông điệp được rút ra từ văn bản trên bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu). II/ LÀM VĂN. Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em.

1 đáp án
6 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về một cành nho Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức . Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó. Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về , gió thổi dữ dội , mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống , yếu ớt và đau đớn . Cành nho đã kiệt sức . Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của một cành nho khác: – Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi ! Cành nho do dự trươc đề nghị ấy. Từ trước đến giờ ,cành nho bé nhỏ đã quen giải quyết mọi khó khăn một mình. Nhưng lần này thật đuối sức ….. Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. – Bạn đừng sợ! Bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là có thể giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão – Cành nho kia nói . Và cành nho bé nhỏ đã làm theo . Gió vẫn dữ dội , mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc , lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác.Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì. (Trích hạt giống tâm hồn 4) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4. Bài học sâu sắc nhất gợi ra cho em từ câu chuyện về cành nho? PHẦN II. LÀM VĂN Nhập vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích mà em thích nhất. Giúp mik vs ạ. Mình cảm ưn

2 đáp án
33 lượt xem
2 đáp án
13 lượt xem

Câu 5. Vì sao những đứa trẻ nghèo không dám lại gần chơi với Sơn và Lan?

A. Vì chúng không thích chơi với những người có điều kiện khá giả.

B. Vì Sơn và Lan có thái độ khinh khỉnh.

C. Cả A và B đều sai.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 6. Văn bản “Tuổi thơ tôi” nằm trong tập nào?

A. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ.

B. Mắt biếc

C. Sương khói quê nhà.

D. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.

Câu 7. Đâu là sự kiện mở đầu trong Tuổi thơ tôi?

A. Nhân vật tôi nhớ về Lợi và chú dế lửa.

B. Nhân vật tôi nghe tiếng dế vào những ngày mưa nhớ về tuổi thơ.

C. Câu chuyện về sự chọc ghẹo của thằng Bảo khiến chú dế lửa chết.

D. Lợi, các bạn và thầy Phu tổ chức tang lễ cho dế lửa.

Câu 8. Đâu không phải trò chơi tuổi thơ trong hồi tưởng của tác giả?

A. Đá dế.

B. Bắt dế.

C. Hái na.

D. Hái ổi.

Câu 9. Cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào?

A. Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối.

B. Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng

C. Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê.

D. Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối.

Câu 11. Tại sao Lợi không đánh đổi con dế bằng bất cứ giá nào?

A. Vì Lợi muốn có giá cao hơn.

B. Vì Lợi yêu quý chú dế

C. Vì chú dế là con dế khỏe nhất.

D. Vì Lợi không thích đổi.

Câu 12. Việc cử hành lễ tàng cho chú dế đã thể hiện điều gì ở Lợi?

A. Tức giận với thầy giáo.

B. Đau buồn, thương tiếc trước sự ra đi của người bạn yêu quý

C. Không tha thứ cho tất cả mọi người vì đã gây ra cái chết của chú dế.

D. Muốn chú dế sống lại.

Câu 13. Nhận định nào sau đây không đúng về nhân vật trong truyện Tuổi thơ tôi?

A. Dế lửa là nguyên nhân gây chia rẽ giữa Lợi và các bạn.

B. Dế lửa là nhân vật khiến Lợi và các bạn xích lại gần hơn.

C. Thầy giáo Phu là người nghiêm khắc nhưng cũng giàu tình cảm

D. Suy cho cùng, Lợi cũng chỉ là một cậu bé ích kỉ, hẹp hòi, tính toán.

Câu 17. Dấu ngoặc kép để … không theo nghĩa thông thường.

A. Đánh dấu cách hiểu một từ ngữ

B. Liệt kê các ý

C. Kết thúc đoạn văn

D. Để ghi nhớ

Câu 18. Văn bản là sản phẩm của … bằng ngôn ngữ.

A. Hoạt động trao gửi

B. Hoạt động trao đổi.

C. Hoạt động đọc

D. Hoạt động giao tiếp.

Câu 19. Các câu, các đoạn trong văn bản có tính …

A. Giao lưu

B. Giao tiếp

C.Liên kết chặt chẽ.

D. Kết dính.

Câu 20. Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản chính là:

A. đoạn văn

B. Câu

C. Từ

D. Tiếng

Câu 21. Đoạn văn thường do … Tạo thành.

A. Từ

B. Nhiều câu.

C. Tiếng

D. Văn bản.

Câu 22. Đoạn văn sẽ biểu đạt một … trọn vẹn.

A. Câu văn

B. Trang giấy

C. Lời văn

D. Nội dung tương đối

Câu 23. Đoạn văn bắt đầu từ chỗ … và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

A. Viết hoa lùi vào đầu dòng

B. Dấu phẩy

C. Dấu hỏi

D. Viết tắt

Câu 24. Đoạn văn có thể có hoặc không có

A. Vị ngữ

B. Chủ ngữ

C. Sự liên kết

D. Câu chủ đề.

Giúp Mình với ạ

1 đáp án
12 lượt xem
2 đáp án
10 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem
2 đáp án
8 lượt xem
1 đáp án
8 lượt xem
2 đáp án
7 lượt xem

Câu 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai?

b. Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”.

c. Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

d. Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.

e. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

2 đáp án
11 lượt xem
2 đáp án
9 lượt xem