hãy lập báo cáo về sông Krông Ana và hồ Lắk

1 câu trả lời

1. Vị trí địa lý

 

Huyện Krông Ana nằm phía Tây Nam của tỉnh Đắk Lắk, có toạ độ địa lý từ 12o23’51” đến 12o35’40” độ vĩ Bắc, từ 107o53’04” đến 108o10’38” độ kinh Đông.

 

2. Địa hình, địa mạo

 

Địa hình có dạng đồng bằng được bao quanh bởi các dãy núi cao dọc theo các tuyến địa giới hành chính với các huyện Lắk, Krông Bông, Cư Kuin và thành phố Buôn Ma Thuột. Do đây là nơi hội tụ của hai con sông lớn Krông Ana và Krông Nô để hình thành dòng sông Srêpốk, tạo nên những cánh đồng phù sa màu mỡ; phân bố chủ yếu ở trung tâm, phía Tây và phía Nam của huyện. Giáp ranh với các huyện khác địa hình cao dần, xuất hiện nhiều đồi bát úp tiếp giáp với vùng cao nguyên Buôn Ma Thuột. Địa hình của huyện có xu hướng thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc, độ cao trung bình 400 - 500 m so với mặt bước biển, tương đối bằng phẳng thích hợp xây dựng những cánh đồng canh tác lúa nước, ngô và phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày. 

 

3. Khí hậu  

 

Theo số liệu của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn ĐắkLắk. Huyện Krông Ana chịu ảnh hưởng chung của chế độ khí hậu gió mùa Tây Nam, mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, ít biến động trong năm, phân bố nhiệt theo không gian khá đồng đều và giảm theo độ cao địa hình, ngoài ra khí hậu huyện hình thành vùng tiểu khí hậu có nét đặc thù của vùng trũng.

 

Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung trên 94% lượng mưa hàng năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó tháng 2 hầu như không mưa, lượng mưa trung bình thấp hơn so với các vùng xung quanh, nguyên nhân do bị che khuất bởi dãy núi Chư Yang Sin ở phía Đông Nam. Riêng chế độ mưa ở các xã như Bình Hòa, Quảng Điền, Dur Kmăl có lượng mưa từ 1.900 mm - 2.100 mm, cao hơn so với các xã khác trên địa bàn.

 

- Nhiệt độ trung bình năm: 23 - 24oC

 

- Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.740 - 1.780 mm

 

- Độ ẩm tương đối hàng năm: 81 - 83%

 

- Hướng gió thịnh hành mùa mưa là Tây Nam, hướng gió thịnh hành mùa khô là Đông Bắc, tốc độ gió bình quân 2,4 -5,4 m/s, hầu như không có bão.

 

Nhìn chung đặc điểm khí hậu khu vực thuận lợi cho việc phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên do thời tiết phân chia 2 mùa rõ rệt và chế độ lũ của sông Krông Ana, Krông Nô mặc dù đã được xây dựng hệ thống đê bao nhưng hàng năm vẫn chịu ảnh hưởng của các đợt lũ lớn, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân địa phương.

 

4. Thủy văn

 

Mật độ sông suối trên địa bàn 0,64 - 0,80 km/km2. Huyện Krông Ana nằm trong lưu vực sông Srêpôk, do 2 nhánh Krông Ana và Krông Knô hợp thành.

 

- Sông Krông Ana: Chảy suốt theo ranh giới phía Nam, qua các xã Bình Hòa, Quảng Điền, TT Buôn Trấp, với chiều dài 43 km, dòng chảy bình quân 125 m3/s.

 

- Sông Krông Knô: Chảy dọc theo ranh giới phía Tây Nam của huyện, chiều dài dòng chính khoảng 19 km, dòng chảy bình quân 115 m3/s.

 

- Sông Krông Ana và sông Krông Nô sau khi hợp lưu tại ngã 3 ranh giới (giữa TT Buôn Trấp, xã Ea Na và huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) tạo nên dòng sông Srêpốk là con sông lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk, chạy trên ranh giới phía Tây huyện Krông Ana, với chiều dài 16 km, dòng chảy bình quân 195 m3/s.

 

Do ảnh hưởng nhập lưu của hai sông Krông Knô và Krông Ana, có mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 11 với tổng lượng dòng chảy chiếm 70% lượng dòng chảy năm. Tổng lượng dòng chảy mùa kiệt (tháng 1-7) chiếm 30% lượng dòng chảy năm. Ba tháng kiệt nhất (2, 3, 4) chỉ chiếm 6,6%.

 

Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông suối, các sình lầy tự nhiên và hồ đập thủy lợi với diện tích trên 1.000 ha, với nhiều loại động thực vật phong phú, cảnh quan sinh thái đa dạng, có giá trị lớn trong việc cung cấp nước tưới cho đồng ruộng và nuôi trồng thuỷ sản.

 

5. Các nguồn tài nguyên

 

a. Tài nguyên đất

 

Theo kết quả điều tra đất của Viện QH & TKNN năm 1980 được chuyển đổi sang hệ thống phân loại đất quốc tế FAO - UNESCO năm 1995 và kết quả phân loại lại theo phươn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm

Ngày xưa, Rùa có một cái mai láng bóng. Trên mai không có những vết rạch ngang dọc như ta thấy ngày nay. Rùa rất tự hào về cái mai của mình. Mỗi buổi sớm, Rùa đem mai ra phơi nắng. Ánh nắng trên mai Rùa sáng rực, làm cái mai như toả ánh hào quang.

Tính Rùa thích đi đây đi đó ngắm xem phong cảnh tươi đẹp của đất nước:

- Sống có nghĩa là đi. Một ngày không đi là một ngày bỏ phí. Phải đi như ngọn gió kia, đi mãi, đi mãi. Đi nhiều càng tốt. Đi nhiều mới xem hết những vẻ đẹp trong thiên hạ. Đi nhiều mới thấy hết được những đổi mới của đất nước.

Nhưng Rùa phải cái tính hay ngại. Mùa đông, Rùa ngại cái rét. Cái rét nép trong bờ bụi cứ thổi vù vù làm buốt đến tận xương. Phải đợi đến mùa xuân. Mùa xuân nhiều hoa. Đi trên một con đường rải đầy hoa thơm cũng thú vị. Nhưng mùa xuân vẫn là đứa em của mùa đông, vì mưa phùn vẫn cứ lai rai, và gió bấc vẫn cứ thút thít ở các khe núi. Phải đợi đến mùa hè. Mùa hè tạnh ráo. Cây cối có nhiều quả chín thơm tho. Nhưng cái nóng cứ hầm hập. Cả ngày bụi cuốn mịt mùng. Hễ có cơn giông thì đất đá như sôi lên, nước lũ đổ ào ào. Phải đợi đến mùa thu. Quả thật đến mùa thu, Rùa mới cảm thấy rõ rệt mình đang cần một chân trời và một khoảng rộng. Nhìn ra, mây đùn tan biến. Đồi núi trải ra như đàn rùa bò lóp ngóp. Và xa, rất xa, trên ngọn một quả núi cao, một lâu đài hiện ra như một hòn ngọc. Có người bảo đó là lâu đài của Rùa vàng. Rùa lẩm bẩm:

- Ừ! Ta phải đến xem cho biết! Rùa vàng chắc còn giữ cái nỏ bắn một phát giết nghìn giặc của cụ tổ. Chưa đến thăm lâu đài của Rùa vàng thì đến lúc chết ta khó nhắm mắt.

Rùa ra đi. Ngày đầu Rùa chạy, như có ai đẩy sau lưng. Ngày thứ hai, Rùa chạy chậm. Ngày thứ ba, Rùa đi. Ngày thứ tư, đi chậm. Ngày thứ năm, Rùa lê từng bước. Cái gì đẩy sau lưng đã biến mất. Con đường hoá gồ ghề. Rùa bước chậm dần… chậm dần rồi… dừng lại!

- Ô kìa! Có ai đó không? Có phải ta đã dừng lại không? Ta mệt rồi! Ta phải nhờ một người khác đi hộ ta. Có thể một con chim Đại Bàng sẽ bay tới. Nó sẽ mời ta: “Mời ngài hãy tạm lên đôi cánh của tôi. Tôi vô cùng sung sướng được đưa ngài đến nơi ngài thích!”. Nhưng ta cũng phải để Đại Bàng nó khẩn khoản năm lần bảy lượt, ta mới chịu ngồi lên lưng nó.

Ngày ngày Rùa nhìn khắp bốn phương. Mịt mù chẳng thấy tăm hơi Đại Bàng đâu cả! Chỉ thấy bên triền núi một chú ngựa chạy nhong nhong.

- Này anh ngựa kia! Chim Đại Bàng đã đến chưa?

Ngựa dừng lại ngạc nhiên:

- Từ khi lọt lòng mẹ, tôi chưa hề nghe tên một con chim kì lạ như thế!

- Nếu vậy, ai đi thế cho ta?

- Cái đó tôi không biết. Nhưng nếu bác đã mỏi chân, thì mời bác cứ lên lưng tôi, tôi chở một chặng…

- Lên lưng…! Ồ!... Ta muốn hỏi: Lưng có phải là chỗ chạy nhanh nhất không? Ta không muốn chậm trễ.

- Chỗ chạy nhanh nhất của tôi là bốn vó.

- Ta phải ngồi vào chỗ đó.

Ngựa đưa ra một chân. Rùa bò lên. Ngựa nhắc Rùa phải bíu vào thật chặt.

Lộp cộp! Lộp cộp! Gió thổi vù vù hai bên tai Rùa. Cây hai bên đường lao về phía sau vun vút. Lá cây cào trên mai Rùa. Một cành cây quật vào đầu Rùa đau điếng. Rùa kêu:

- Ôi! Chậm lại! Chậm lại!

Nhưng cơn lốc càng to. Chợt: Rầm! Đất trời như tối kịt lại. Rùa văng ra xa, chết ngất.

Rùa dần dần tỉnh lại, khắp người như có hàng vạn kim đâm. Rùa mở mắt. Thật quá rùng rợn! Ràu đang nằm giữa vũng máu, và cái mai bị vỡ ra nhiều mảnh!

Cũng may, những mảnh vỡ sau đó lành lại. Nhưng những vết sẹo ngang dọc trên mai vẫn còn trông thấy. Cũng rất may, từ đó Rùa rút ra được bài học tốt. Rùa đã quyết rèn luyện cho mình có được tính kiên nhẫn luyện tập thành công và đã thắng trong cuộc thi với Thỏ. Riêng về chuyện cái mai, mời các bạn hãy xem thật kĩ một con Rùa để biết chuyện tôi kể là có thật.

Viết bài văn cảm nhân về chú rùa ....

Ai dúp với

6 lượt xem
1 đáp án
11 giờ trước