Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm,ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, cả gái, dâu, rể lại và bảo: - Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túitiền. - Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãyđược. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng. Thấy vậy, bốn người con cùng nói: -Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì! - Người cha liềnbảo: - Đúng.Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậycác con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh. (Theo Truyện cổ tích Việt Nam) I. Đọc hiểu: ( 4 điểm) Câu 1 (1,0 điểm).Truyện được kể ở ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó? Câu 2(1,0 điểm). Phân tích cấu tạo của câu văn: Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Câu 3 (1,0 điểm). Người cha muốn các con nhận ra được những điều gì từ cách các con ông và ông bẻ bó đũa? Câu 4 (1,0 điểm). Nêu nhận xét của em về người cha trong câu chuyện trên?
2 câu trả lời
Câu 1 (1,0 điểm).Truyện được kể ở ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
`=>` Truyện được kể ở ngôi thứ ba (người kể giấu mình, hóa thân vào các nhân vật).
`=>` Tác dụng: nhằm khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, bao quát hơn bởi lối kể chuyện tự do, linh hoạt cùng với suy nghĩ của tác giả.
Câu 2(1,0 điểm). Phân tích cấu tạo của câu văn:
Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền.
- CN1: Các con.
- VN1: không yêu thương nhau.
- CN2: người cha.
- VN2: rất buồn phiền.
Câu 3 (1,0 điểm). Người cha muốn các con nhận ra được những điều gì từ cách các con ông và ông bẻ bó đũa?
`=>` Người cha muốn các con mình nhận ra rằng đùm bọc, đoàn kết, yêu thương lẫn nhau chính là sức mạnh giúp cho mỗi chúng ta vượt qua được thử thách, khó khăn. Qua hành động bẻ bó đũa, người cha cũng ngầm nhắc nhở rằng nếu như các con không biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ không bao giờ bẻ gãy được bó đũa.
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu nhận xét của em về người cha trong câu chuyện trên?
`=>` Nhận xét: Người cha trong câu chuyện trên là một người rất yêu thương và quan tâm con. Luôn tìm đủ mọi cách để giúp các con đoàn kết, thấu hiểu nhau hơn. Đồng thời qua đó tác giả ngầm khuyên bạn đọc cần phải biết yêu quý, kính trong người cha của mình.
Câu 1 (1,0 điểm).Truyện được kể ở ngôi nào? Nêu tác dụng của ngôi kể đó?
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba
→ Giúp câu chuyện được bao quát, khách quan hơn.
Câu 2(1,0 điểm). Phân tích cấu tạo của câu văn: Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền.
- Cấu tạo: Lời dẫn gián tiếp
Câu 3 (1,0 điểm). Người cha muốn các con nhận ra được những điều gì từ cách các con ông và ông bẻ bó đũa?
→ Người cha muốn khuyên : Sống trên đời phải biết đoàn kết tạo thành sức mạnh.Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Giống như một bó đũa, nếu chúng ta tách từng chiếc ra để bẻ thì rất dễ dàng, nhưng khi để cả bó thì không thể bẻ được. Anh em trong một nhà phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau để cùng vượt qua những khó khăn, trắc trở trong cuộc sống.
Câu 4 (1,0 điểm). Nêu nhận xét của em về người cha trong câu chuyện trên?
→ Người cha trong câu chuyện là người yêu thương con, khi thấy các con mình mất đoàn kết, ông lo lắng bèn tìm ra cách lấy bó đũa để ngụ ý khuyên các con mình phải biết yêu thương nhau. Qua đó ta cũng thấy được người cha là biểu tượng của con người truyền thống của Việt Nam, yêu thương con, biết đoàn kết, giữ gìn bản sắc dân tộc và nhưng truyền thống tốt đẹp: cần cù, đoàn kết, thương người như thể thương thân,...
$#Huyy$