Câu 4: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem kém thua bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy…

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Nhân vật chính trong truyện là ai?

b. Xác định từ theo cấu tạo trong câu sau: “Tục truyền đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức”.

c. Đoạn văn trên kể về sự việc gì?

d. Tìm các từ mượn trong đoạn văn trên và cho biết nguồn gốc của các từ mượn đó.

e. Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về cái vươn vai thần kì của thánh Gióng.

2 câu trả lời

a. Được trích từ văn bản Thánh Gióng. Thuộc thể loại truyện truyền thuyết. Phương thức biểu đạt chính là tự sự. Nhân vật chính là Thánh Gióng.

b. Cấu tạo:

+Từ ghép: tục truyền, Hùng Vương, thứ sáu, làng Gióng, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức

+Từ láy: chăm chỉ

c. Đoạn văn trên kể về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

d. (Mình ko biết làm).

e. Trong tất cả các chi tiết trong văn bản Thánh Gióng thì em thích nhất chi tiết vươn vai thần kì của Thánh Gióng. Chi tiết này thể hiện sự lớn nhanh như thổi của Gióng,Gióng vươn vai một cái đã trở thành một tráng sĩ khoẻ mạnh và cao to. Điều đó thể hiện sức mạng của dân tộc chúng ra,yêu hoà bình và ghét chiến tranh. Một khi nước nhà bị xâm chiếm thì không chỉ người lớn mà cả những đứa trẻ cũng xông lên đánh giặc. Từ đó chúng ta rút ra được bài học rằng khi mà nước nhà bị xâm chiếm thì chúng ta cũng phải cùng nhau xông lên đánh giặc chứ không phải ngồi một chỗ vì như thế mới thể hiện được lòng yêu nước của chúng ta.

$#Mimy$

`a)`

`+` Đoạn văn trên trích trong văn bản Thánh Gióng

`+` Thể loại truyện truyền thuyết

`+` Phương thức biểu đạt chính là tự sự

`+` Nhân vật chính trong chuyện là Thánh Gióng

`b)`

`+` Từ ghép : Tục truyền, thứ sáu, vợ chồng, ông lão, làm ăn, phúc đức, Hùng Vương

`+` Từ láy : Chăm chỉ  

`c)` Đoạn văn trên kể về sự ra đời một cách kì lạ của Thánh Gióng

`d)` 

`+` Các từ mượn : Hùng Vương, phúc đức

`+` Nguồn gốc : Đây là các từ Hán Việt có nguồn gốc là từ mượn ở Trung Quốc

`e)`

Trong truyện Thánh gióng chi tiết tưởng tượng kì ảo khiến em ấn tượng nhất chính là cái vươn vai thần kì mà bỗng chốc khiến Thánh Gióng lớn nhanh như thổi. Tuy nhỏ bé, không biết nói, không biết cười, không biết đi cũng không giúp được việc gì cho cha mẹ mà lạ thay chỉ khi đất nước có giặc xâm chiến thì bỗng chốc cậu bé lại trở thành mộ tráng sĩ khỏe mạnh đuổi đánh giặc Ân. Hình ảnh trong câu chuyện đó đã làm cho câu chuyện thêm hay hơn, kì ảo hơn cho câu chuyện. Nhưng hình ảnh đó lại thể hiện được một ước mơ của nhân dân ta về sức mạnh công lý, sự chuyển hoa vô cùng mãnh liệt của con người. Để rồi hình ảnh đó xuất hiện trong câu chuyện thể hiện bao hi vọng mong muốn đất nước bình yên, đánh đuổi được giặc. Đó chính là điều đại diện cho truyền thống của dân tộc ta, đại diện cho sức mạnh đoàn kết, đồng lòng chung sức của nhân dân ta. Tuy chỉ là một chi tiết nhỏ nhưng nó cũng đã gửi gắm bao ước mơ, bao niềm hi vọng của con người Việt Nam ta thời xưa. 

`@` Học xong lớp `6` quên hết sạch đầu chẳng nhớ cái mô tê gì...mơ mơ màng màng.....