Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về một cành nho Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức . Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó. Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về , gió thổi dữ dội , mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống , yếu ớt và đau đớn . Cành nho đã kiệt sức . Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của một cành nho khác: – Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi ! Cành nho do dự trươc đề nghị ấy. Từ trước đến giờ ,cành nho bé nhỏ đã quen giải quyết mọi khó khăn một mình. Nhưng lần này thật đuối sức ….. Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. – Bạn đừng sợ! Bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là có thể giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão – Cành nho kia nói . Và cành nho bé nhỏ đã làm theo . Gió vẫn dữ dội , mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc , lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác.Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì. (Trích hạt giống tâm hồn 4) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4. Bài học sâu sắc nhất gợi ra cho em từ câu chuyện về cành nho? PHẦN II. LÀM VĂN Nhập vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích mà em thích nhất. Giúp mik vs ạ. Mình cảm ưn

2 câu trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện về một cành nho Một cành nho mảnh mai lớn lên nhờ những dòng nước khoáng tinh khiết từ lòng đất. Nó thật trẻ trung, khỏe mạnh và đầy sức . Nó cảm thấy rất tự tin khi tất cả chỉ dựa vào chính bản thân nó. Nhưng một ngày kia, bão lốc tràn về , gió thổi dữ dội , mưa không ngớt, cành nho bé nhỏ đã bị dập ngã. Nó rũ xuống , yếu ớt và đau đớn . Cành nho đã kiệt sức . Bỗng nó nghe thấy tiếng gọi của một cành nho khác: – Hãy lại đây và nắm lấy tay tôi ! Cành nho do dự trươc đề nghị ấy. Từ trước đến giờ ,cành nho bé nhỏ đã quen giải quyết mọi khó khăn một mình. Nhưng lần này thật đuối sức ….. Nó ngước nhìn cành nho kia với vẻ e dè và hoài nghi. – Bạn đừng sợ! Bạn chỉ cần quấn những sợi tua của bạn vào tôi là có thể giúp bạn đứng thẳng dậy trong mưa bão – Cành nho kia nói . Và cành nho bé nhỏ đã làm theo . Gió vẫn dữ dội , mưa tầm tã và tuyết lạnh buốt ập về. Nhưng cành nho bé nhỏ không còn đơn độc , lẻ loi nữa mà nó đã cùng chịu đựng với những cành nho khác.Và mặc dù những cành nho bị gió thổi lắc lư, chúng vẫn tựa vào nhau như không sợ bất cứ điều gì. (Trích hạt giống tâm hồn 4) Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên? Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4. Bài học sâu sắc nhất gợi ra cho em từ câu chuyện về cành nho? PHẦN II. LÀM VĂN Nhập vai nhân vật kể lại một truyện truyền thuyết hoặc một truyện cổ tích mà em thích nhất.

Câu 1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

`→` Tự sự kết hợp miêu tả

Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong đoạn trích trên?

`→` Biện pháp tu từ nhân hoá

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

`→` Giúp câu văn thêm gần gũi, thực tế và sinh động hơn

`→` Ánh nhìn chân thực của cành nho đối với những sự vật, sự việc khác

`→` Tăng sức gợi hình gợi tả

Câu 4. Bài học sâu sắc nhất gợi ra cho em từ câu chuyện về cành nho?

`→` Đoàn kết, nương tựa vào nhau là nguồn sức mạnh to lớn giúp hai cây nho vượt qua giông bảo, chúng sẽ không còn cảm thấy cô đơn, lẻ loi

Phần II. Làm văn

Tôi là Lang Liêu, con trai thứ 18 của vua Hùng. Nhân dịp đầu xuân, vua cha gọi các anh em tôi lại và bảo: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.

Các anh cho người lên rừng xuống biểm, tìm của ngon vật lạ đem về dâng cha, với mong muốn đạt được ngai vàng. Mẹ tôi mất sớm, không có ai chỉ bảo, tôi không biết phải làm sao.

Đêm ấy, nằm mơ tôi thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành.”

Tôi tỉnh dậy, vui mừng khôn xiết. Liền chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dàỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Riêng chỉ tôi là mang hai món bánh giản đơn, mộc mạc. Vua cha thấy vậy liền hỏi. Tôi kể lại chuyện vị Thần báo mộng, giải thích ý nghĩa của Bánh Dày Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho tôi - Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

`@Zero`