• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
125 lượt xem
2 đáp án
39 lượt xem
2 đáp án
52 lượt xem
2 đáp án
44 lượt xem

Giải giúp mình hai đề này nhé: ĐỀ 12: ĐỌC VĂN BẢN VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI Có thể thấy rõ nhất là cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều cũng đặt ra mối quan tâm, lo lắng của toàn xã hội. Mâu thuẫn, xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động. Các giá trị văn hóa truyền thống gia đình tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm… đã và đang xâm nhập vào các gia đình. Sự phân hóa giàu nghèo sẽ tiếp tục tác động vào số đông các gia đình. Nhiều gia đình nếu không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế-xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình. Xu thế thu nhỏ gia đình trong xã hội công nghiệp nếu không được định hướng sẽ tiếp tục gây sức ép về nhà ở cũng như đặt việc chăm sóc trẻ em và người cao tuổi vào một thách thức mới v.v.. https://ct.qdnd.vn/van-hoa-xa-hoi/gia-dinh-trong-thoi-ky-hien-dai-521307 Câu 1: Xác định nội dung văn bản Câu 2: Văn bản trên sử dụng biện pháp tu từ nào là chủ yếu? Tác dụng Câu 3: Theo tác giả, những nguyên nhân nào đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam? Câu 4: Thái độ của tác giả trong văn bản trên? Vì sao tác giả lại có thái độ đó? Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày ý nghĩa của Gia đình Đề 13: ĐỌC VĂN BẢN SAU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI “… Nguy hơn, thực phẩm bẩn chính là kẻ sát nhân thầm lặng, ảnh hưởng và di hại đến nhiều thế hệ làm kiệt quệ giống nòi, người tiêu dùng có còn đủ tỉnh táo để phân biệt trong ma trận thực phẩm đang giăng như mạng nhện ấy đâu là sạch, đâu là bẩn hay lực bất tòng tâm để rồi “nhắm mắt đưa chân”. Nếu không có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn kịp thời, rồi đây 10, 20 năm sau tỷ lệ mắc ung thư và tâm thần của người Việt sẽ còn cao hơn rất nhiều. Mọi nỗ lực để nâng cao chất lượng sống, cải tạo nòi giống chẳng lẽ bó tay trước những người đang đầu độc dân tộc mình! Phát triển sẽ là gì nếu không phải giúp người dân nâng cao đời sống, tạo môi trường lành mạnh, an toàn để mỗi chúng ta sống và đóng góp cho xã hội, nhưng thực phẩm bẩn tràn lan như hiện nay như là cái u ác tính cho cả dân tộc, nếu không cắt bỏ sẽ di căn thành ung thư, hãy hành động ngay hôm nay đừng để đến lúc vô phương cứu chữa”. (Trích Vấn nạn thực phẩm bẩn, chẳng nhẽ bó tay? – Th.s Trương Khắc Hà) Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2: Tác giả đã chỉ ra những mối nguy hại nào của thực phẩm bẩn nếu không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn kịp thời? (0,5 điểm) Câu 3: Hãy cho biết thái độ của tác giả khi bàn về thực phẩm bẩn? (1,0 điểm) Câu 4: Nêu nội dung khái quát đoạn trích? Câu 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ trình bày giải pháp để loại bỏ thực phẩm bẩn

1 đáp án
107 lượt xem

ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước. Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực. Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng. Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả khả năng của mình. Nhưng nếu những ước mơ ấy không thể trở thành hiện thực thì bạn cũng đừng quá thất vọng. Hãy nuôi dưỡng cho mình một khát khao mới và tiếp tục nỗ lực. Sớm muộn gì, chúng cũng trở thành hiện thực, một khi bạn còn cố gắng. (Trích Không gì là không thể, George Matthew Adams, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2. Theo đoạn trích, để đạt được thành công như mong muốn thì cần phải học hỏi điều gì? Câu 3. Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết thế nào là một “ước mơ phù hợp”? Câu 4. Lời khuyên “Hãy nuôi dưỡng cho mình một khát khao mới và tiếp tục nỗ lực” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

2 đáp án
156 lượt xem
2 đáp án
34 lượt xem
2 đáp án
123 lượt xem

Bức tranh bình yên nhất. Xưa có một ông vua tổ chức một cuộc thi tìm ra người nào vẽ được bức tranh yên bình nhất. Nhiều họa sĩ đã tham gia và nộp bài. Nhà vua xem xét tất cả các bức tranh và ông chọn ra hai bức ông thích nhất. Nhưng ông vẫn phải chọn ra một bức tranh đạt giải. Bức tranh thứ nhất vẽ một hồ nước tĩnh lặng đến mức có thể thấy những ngọn núi cao vút xung quanh soi bóng dưới hồ. Bên trên là bầu trời trong xanh, mây trắng. Đó là một bức tranh mà ai nhìn vào cũng phải mê mẩn. Bức tranh thứ hai cũng vẽ cảnh núi, nhưng nó mấp mô và trần trụi. Bên trên là bầu trời u ám, vần vũ như sắp có mưa bão, sấm chớp. Phía dưới một ngọn núi là thác nước đổ xuống ào ào. Nhưng khi nhà vua nhìn kỹ, ông thấy bên cạnh thác nước là một bụi cây nhỏ nằm trong một kẽ đá. Trong bụi cây, một con chim mẹ đang làm tổ. Giữa thác nước đang gào thét, chim mẹ ngồi yên bình trong tổ. Bạn sẽ chọn bức tranh nào? Nhà vua đã chọn bức tranh thứ hai và giải thích: “Bởi vì yên bình không có nghĩa là bạn ở một nơi không có tiếng ồn, không gặp rắc rối, không phải làm việc vất vả. Yên bình là khi sống giữa tất cả những thứ đó, bạn vẫn cảm thấy bình an trong tim. Đó mới là yên bình thực sự” Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về quan niệm bình yên ở câu chuyện trên.

1 đáp án
97 lượt xem

Lần đầu khi mới làm quen Anh khen cái nhìn em đẹp Trời mưa òa cơn nắng đến Anh khen đôi má em hồng Gặp người tàn tật em khóc Anh khen em nhạy cảm thông Thấy em sợ sét né giông Anh khen: Sao mà hiền thế Thấy em nâng niu con trẻ Anh khen: Em thật dịu dàng Khi hôn lên câu thơ hay Át trang sách vào mái ngực Em nghe tim mình thổn thức Thương người làm thơ đã mất Trái tim giờ ở nơi đâu? Khi đọc một cuộc đời buồn Lòng em sót xa ấm ức Anh khen: Em giàu cảm xúc Và bao điều nữa… Anh khen Em sợ lời khen của anh Như sợ chiều về hắt tối Nhiều khi ngồi buồn một mình Trách anh sao mà nông nổi Hãy chỉ cho em cái kén Để em nên người tốt lành Hảy chỉ cho em cái xấu Để em chăm chút đời anh Anh ơi, anh có biết không Vì anh em buồn biết mấy Tình yêu khắt khe thế đấy Anh ơi, anh đừng khen em (Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ) Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Câu 2. Anh/chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào? Em sợ lời khen của anh Như sợ chiều về hắt tối Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong đoạn thơ sau: Lần đầu khi mới làm quen Anh khen cái nhìn em đẹp Trời mưa òa cơn nắng đến Anh khen đôi má em hồng Gặp người tàn tật em khóc Anh khen em nhạy cảm thông Thấy em sợ sét né giông Anh khen: Sao mà hiền thế Thấy em nâng niu con trẻ Anh khen: Em thật dịu dàng Câu 4. Bài thơ được chia thành mấy phần? Mạch cảm xúc chủ đạo của nhân vật trữ tình được thay đổi ra sao?

1 đáp án
37 lượt xem