• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
1 đáp án
122 lượt xem
2 đáp án
30 lượt xem
2 đáp án
67 lượt xem
1 đáp án
39 lượt xem

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy. Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?… (Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?…Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của văn bản? 2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

1 đáp án
124 lượt xem

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy. Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?… (Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?…Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của văn bản? 2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

1 đáp án
88 lượt xem

Đọc đoạn trích sau trả lời câu hỏi: Cựu đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Hillary Clinton từng chia sẻ rằng điều quan trọng nhất mà một người cần có để có thể thành công là khả năng phục hồi, nói cách khác là khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách tự tin. Và bài học giá trị nhất mà bà học được từ người mẹ tần tảo và vĩ đại của mình là “Cuộc đời không phải là những gì xảy ra với bạn mà là những gì bạn đã làm với những điều xảy ra với bạn”. Với ý nghĩa tương tự - khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân đối phó hiệu quả với những nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa đó là “kỹ năng sống”. Vậy kỹ năng sống là khả năng tự thân hay sẽ có được qua quá trình học hỏi, rèn luyện? Câu trả lời là cả hai! Nếu bạn vốn là người có tư duy tích cực, trước một vấn đề phát sinh, bạn sẽ không bị chi phối bởi cảm giác lo lắng khi nghĩ đến hậu quả của nó, thay vào đó là sự tập trung vào việc tìm giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Nhưng nếu vốn là người hay lo lắng, bạn cũng không cần… lo lắng tiếp khi sợ rằng mình sẽ khó khăn để thích nghi với sự thay đổi hoặc “đầu hàng” vô điều kiện trước những vấn đề phát sinh, bởi vì bạn hoàn toàn có thể học tập và học hỏi để rèn luyện tinh thần và tích lũy các kỹ năng cần thiết nhằm đối phó một cách hiệu quả với những thách thức của cuộc sống hằng ngày. Câu 1: Em có đồng ý với ý kiến: “Kỹ năng sống là khả năng tự thân hay sẽ có được qua quá trình học hỏi, rèn luyện?” Hãy lý giải vì sao. Các bạn ơi giúp mình với nhé!

2 đáp án
345 lượt xem