Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thiết mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy. Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: Ai đã đặt tên cho dòng sông?… (Trích Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?…Hoàng Phủ Ngọc Tường) Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Nêu ý chính của văn bản? 2. Các từ ngữ gạch chân tinh tế , khí phách, nỗi quan hoài vạn cổ , thắm thiết tình người có hiệu quả diễn đạt như thế nào?

1 câu trả lời

1. ý chính của văn bản: Sông Hương với những vẻ đẹp nhìn từ góc độ văn hóa, thi ca. 

2. Những từ ngữ làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt. Ngôn ngữ tinh tế, hàm súc cô đọng bộc lộ trực tiếp tình cảm yêu mến, ngợi ca nồng nàn của tác giả với dòng sông Hương xứ Huế. Vẻ đẹp dòng sông là vẻ đẹp của con người, người tình xứ Huế mộng mơ mà mang theo khí phách hiên ngang. 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm