• Lớp 12
  • Ngữ Văn
  • Mới nhất
2 đáp án
69 lượt xem
2 đáp án
64 lượt xem

Phần I : Đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người. Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn cũng sẽ thất bại. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát. (Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, 2019, Tr.103, 104) Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên là gì? Câu 2. Theo đoạn trích, trong các trách nhiệm thì trách nhiệm nào được xem là cao cả và nặng nề nhất? Câu 3. Theo anh/chị vì sao phải sống có trách nhiệm? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến “Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra không”? Vì sao? Phần II: Làm Văn (7 điểm) “ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” ( Tây Tiến - Quang Dũng) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ trên. Từ đó hãy nhận xét về chất nhạc, chất họa trong thơ Qung Dũng.

1 đáp án
97 lượt xem
2 đáp án
58 lượt xem
2 đáp án
70 lượt xem
1 đáp án
61 lượt xem
1 đáp án
60 lượt xem

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Có người thích sống một cuộc sống không có những bước ngoặt quá lớn làm đảo lộn cuộc đời của họ. Nhưng chúng ta không biết được ngày mai sẽ như thế nào? Thế nên bất kỳ ai cũng không thể sống thay cho người khác được. Thông thường, cha mẹ muốn giữ con ở một mức độ an toàn nào đó theo giới hạn mà họ nghĩ là đủ cho con của họ được lớn lên một cách tốt đẹp. Nhưng khi con sống và lớn lên theo cách mà cha mẹ muốn thì chúng giống như những chiếc quần Jean mới tinh, còn nguyên tem nguyên mác, chưa được sử dụng và va chạm với cuộc sống. Chúng là những vật dùng để trang trí hơn là phục vụ cho cuộc sống của con người. Nhưng nếu chỉ làm một vật trang trí thôi thì chúng đâu có giá trị gì trong cuộc sống. Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống? (…) Trải nghiệm cuộc sống sẽ giúp bạn nhận ra điều thiếu sót của bản thân, cố gắng sống mạnh mẽ và hoàn thiện hơn. Khi trải nghiệm những đắng cay, vui buồn, thất bại thành công trong đời, bạn mới thấy cuộc đời của mình ý nghĩa và đáng sống. Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao. Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2: Chỉ ra một biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng: “Con cái giống như những cái nút áo xinh đẹp điểm tô cho cái áo của cha mẹ – nhưng nếu chỉ để con làm một cái nút áo xinh xắn thì đến bao giờ chúng mới chịu được phong sương của cuộc sống?” Câu 3: Theo anh/ chị vì sao người viết đưa ra lời khuyên: “Đừng ngại va chạm và giấu mình: bạn sẽ không bao giờ chạm tới được các vì sao” Câu 4: Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất từ văn bản là gì? Vì sao?

1 đáp án
134 lượt xem
2 đáp án
69 lượt xem
2 đáp án
67 lượt xem

Phần I: ĐỌC - HIỂU. Đọc đoạn trích sau Xem bức ảnh trên mạng chụp chiếc xe hơi đang đậu bên đường dưới trời mưa tầm tã, phía sau xe mở cho một người tài xế GrabBike ngồi bên trong trú mưa, bỗng dưng thấy ấm lòng. Thầm cảm ơn người đã ghi lại khoảnh khắc đẹp đẽ trong bức ảnh dung dị mà ý nghĩa lạ thường! Ăn sáng cùng tôi trong quán ăn hôm ấy là một người đàn ông trạc bốn lăm, ăn mặc lam lũ. Bà chủ quán kể khi người ấy đã rời đi, rằng anh ấy làm thợ hồ, thu nhập cũng chẳng nhiều nhặn gì nhưng lần nào ghé ăn cũng trả tiền dư vài phần và dặn cậu bé bán vé số hay lui tới quán lúc nào cần cứ ghé ăn vì anh đã trả tiền trước rồi. Không dưng tôi thấy thẹn với chính mình, cuộc sống nào phải khắc nghiệt gì nhưng đôi khi muốn sẻ chia với một hoàn cảnh khó khăn nào đó lại lăn tăn nghi ngại: không biết sự đóng góp của mình có đến được người cần nhận không. Trong khi người thợ hồ kia, cuộc sống chắc chẳng mấy dư dả, lại chẳng mảy may đắn đo “lá lành đùm lá rách”? Trên nhiều con đường hay đi qua, tôi vẫn thường bắt gặp những bình nước suối, trà đá kèm ly uống sạch sẽ để sẵn kế bên hẳn là dành cho những người đi đường “không có điều kiện”. Những bình nước “từ thiện” chẳng biết ai là chủ nhân nhưng hẳn không phải ngẫu nhiên mà hiện diện ở những nơi đó, cũng như chủ nhân của những bình nước chắc không hề nghĩ có ngày việc làm đơn giản của mình sẽ được ca ngợi như một “nghĩa cử”. Phải chăng “lòng tốt” chỉ được gọi đúng tên khi nó được người ta thực hiện một cách âm thầm, vô tư không vụ lợi, như thể đó là chuyện bình thường hiển nhiên, chẳng phải như những người giúp đỡ người khác như một cách “thể hiện mình” rồi rêu rao khắp nơi mà ta vẫn bắt gặp đâu đó? Lòng tốt thực sự không chỉ là việc trao đi mà còn là sự cao cả, khiêm nhường, khiến ta tin cuộc sống này vẫn tràn ngập hoa hồng chứ không chỉ có đau thương, khổ ải. Rồi trả lời câu hỏi: Câu1: Xác định 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Hãy tìm 3 chi tiết , hình ảnh trong văn bản cho thấy đó là những biểu hiện của lòng tốt trong cuộc sống. Câu 3: Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng:" Lòng tốt thực sự khiến ta tin cuộc sống này vẫn tràn ngập hoa hồng chứ không chỉ có đâu thương khổ ái"? Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm "lòng tốt " chỉ được gọi đúng tên khi nó được người ta thực hiện một cách âm thầm, vô tư không vụ lợi không? vì sao?

1 đáp án
55 lượt xem

Xem bức ảnh trên mạng chụp chiếc xe hơi đang đậu bên đường dưới trời mưa tầm tã, phía sau xe mở cho một người tài xế GrabBike ngồi bên trong trú mưa, bỗng dưng thấy ấm lòng. Thầm cảm ơn người đã ghi lại khoảnh khắc đẹp đẽ trong bức ảnh dung dị mà ý nghĩa lạ thường! Ăn sáng cùng tôi trong quán ăn hôm ấy là một người đàn ông trạc bốn lăm, ăn mặc lam lũ. Bà chủ quán kể khi người ấy đã rời đi, rằng anh ấy làm thợ hồ, thu nhập cũng chẳng nhiều nhặn gì nhưng lần nào ghé ăn cũng trả tiền dư vài phần và dặn cậu bé bán vé số hay lui tới quán lúc nào cần cứ ghé ăn vì anh đã trả tiền trước rồi. Không dưng tôi thấy thẹn với chính mình, cuộc sống nào phải khắc nghiệt gì nhưng đôi khi muốn sẻ chia với một hoàn cảnh khó khăn nào đó lại lăn tăn nghi ngại: không biết sự đóng góp của mình có đến được người cần nhận không. Trong khi người thợ hồ kia, cuộc sống chắc chẳng mấy dư dả, lại chẳng mảy may đắn đo “lá lành đùm lá rách”? Trên nhiều con đường hay đi qua, tôi vẫn thường bắt gặp những bình nước suối, trà đá kèm ly uống sạch sẽ để sẵn kế bên hẳn là dành cho những người đi đường “không có điều kiện”. Những bình nước “từ thiện” chẳng biết ai là chủ nhân nhưng hẳn không phải ngẫu nhiên mà hiện diện ở những nơi đó, cũng như chủ nhân của những bình nước chắc không hề nghĩ có ngày việc làm đơn giản của mình sẽ được ca ngợi như một “nghĩa cử”. Phải chăng “lòng tốt” chỉ được gọi đúng tên khi nó được người ta thực hiện một cách âm thầm, vô tư không vụ lợi, như thể đó là chuyện bình thường hiển nhiên, chẳng phải như những người giúp đỡ người khác như một cách “thể hiện mình” rồi rêu rao khắp nơi mà ta vẫn bắt gặp đâu đó? Lòng tốt thực sự không chỉ là việc trao đi mà còn là sự cao cả, khiêm nhường, khiến ta tin cuộc sống này vẫn tràn ngập hoa hồng chứ không chỉ có đau thương, khổ ải. Câu1. Xác định 2 phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. câu2. Hãy tìm 3 chi tiết , hình ảnh trong văn bản cho thấy đó là những biểu hiện của lòng tốt trong cuộc sống. Câu3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng:" Lòng tốt thực sự khiến ta tin cuộc sống này vẫn tràn ngập hoa hồng chứ không chỉ có đâu thương khổ ái"? Câu 4 Anh/chị có đồng tình với quan điểm "lòng tốt " chỉ được gọi đúng tên khi nó được người ta thực hiện một cách âm thầm, vô tư không vụ lợi không? vì sao? Cho mình xin bài giải cảm ơn mn nhiều :>

1 đáp án
61 lượt xem
1 đáp án
61 lượt xem
2 đáp án
59 lượt xem