PHÂN TÍCH BÀI BỨC TRANH TỨ BÌNH - VIỆT BẮC gấp lắm ấy

2 câu trả lời

`#``I``r``i``s`

`->` Bài sẵn của mình chưa đăng ạ, bạn không tin cứ việc search mạng nhé!

Trong bài “ Vân chữ “, Lê Đạt viết:

Mỗi công dân có một dạng vân tay

Mỗi nhà thơ có một dạng vân chữ

Không trộn lẫn.

Cũng như vậy, Tố Hữu là một tác giả đã xây dựng cho mình một phong cách không lặp lại ở bất kì cây bút nào. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp hài hoà giữa 2 yếu tố cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thơ ca. Qua mỗi bài thơ của Tố Hữu, ta như thấy bức tranh về cuộc sống của dân tộc mình, nhân dân mình trong những năm tháng không thể nào quên của cuộc kháng chiến. Nhắc tới đây, ta không thể không nhắc đến “ Việt Bắc “ – một khúc hùng ca cũng là khúc tình ca về |Cách mạng, về cuộc k/c và cng kháng chiến. Kết tính của tác phẩm được đọng lại trong một bức tranh tứ bình về cng và thiên nhiên VB trong kí ức của người chiến sĩ về xuôi mà ở đó Tố Hữu đã từng nxet rằng “ Cảnh vật và tinh thần VB đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, VB ở trong tôi “.

          Tháng 7/1954, chiến dịch ĐBP kết thúc thắng lợi, hiệp định giơ ne vơ đc kí kết, miền Bắc được giải phóng. Đến tháng 10/1954, trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu về lại thủ đô, Việt Bắc ra đời như lời tổng kết những năm tháng kháng chiến của cán bộ và nhân dân. “ VB “ không chỉ là tên gọi của đoạn trích mà còn là tên gọi của cả tập thơ. Trong kí ức của nhân dân VN, VB là quê hương của CM, là thủ đô của kháng chiến. Hai chữ VB vang lên như một lời khắc ghi tình cảm thuỷ chung, son sắc của nhà thơ nói riêng và của người cán bộ k/c nói chung với quê hương, đất nước, Tổ quốc.

             Xuân Diệu đã từng phải thốt lên: “ Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên “. Thật vậy, đây là một thi phẩm đậm đà tính dân tộc cùng tính nhạc, hoạ k kém phần đặc sắc, phong phú. Những nét đặc sắc ấy đã được TH phát huy cao độ qua bức tranh thứ bình về thiên nhiên, con người VB. Hai câu thơ đầu đã khơi dòng nỗi nhớ khôn nguôi về VB:

Ta về, mình có nhớ ta

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người

          Một lần nữa, ta lại bắt gặp cặp đại từ xưng hô mình-ta. Thi nhân đã mượn kết cấu, lối hát quen thuộc trong ca dao dân ca khi viết về cuộc chia li giữa kẻ ở người đi, giữa tập thể với tập thể, giữa cán bộ với nhân dân VB. Ở câu thơ đầu, người cán bộ đưa ra câu hỏi tu tư như gieo vào long người đọc sự bâng khuâng, liệu khi họ trở về Thủ đô, con người VB có còn nhớ đến hộ hay chăng? Phép điệp ‘ ta về’, ‘ ta nhớ’ được sử dụng liên tiếp chỉ trong 2 câu thơ như nhấn mạnh hơn nỗi nhớ thương da diết, nồng nàn của người chiến sĩ CM cùng lòng thuỷ chung son sắc. Nỗi nhớ ấy hướng về ‘ hoa cùng người’, về thiên nhiên, về con người VB. “ Hoa “ là hình ảnh ẩn dụ cho thiên nhiên VB, là vẻ đẹp tinh tuý nhất của thiên nhiên. Đặt đối xứng bên cạnh ‘ hoa ‘ là ‘người’ - tượng trưng cho con người. Xét cho cùng, ‘ ngta là hoa của đất ‘, ‘ hoa ‘ và ‘ người ‘ gắn bó, hoà quyện trong nỗi nhớ, làm sáng lên cả không gian núi rừng trùng điệp.

         Nỗi nhớ cùng lúc đồng hiện hoa và người. Nhớ hoa thì trong hoa lấp lánh bóng người, nhớ người thì trên khuôn mặt người lại lấp ló dáng hoa. Hoa và người đan cài vào nhau, dệt nên bộ tranh tứ bình lộng lẫy. Bức tranh tứ bình về VB hiện lên 4 mùa X-H-T-D,mỗi mùa đều mang đến những nét đặc trưng riêng, song giữa chúng vẫn xuất hiện điểm tượng đồng. 4 câu lục trong 8 câu thơ sau đều có sự góp mặt của ‘ rừng ‘. Thật vậy, bức tranh tứ bình xuất hiện trên nền của rừng anh, tạo nên bộ tranh kinh điển - 1 btranh tứ bình của riêng VB. Đầu tiên, Tố Hữu đã khiến ta phải ngẩn ngơ trước cái đẹp của thiên nhiên, con người VB giữ mùa đông:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

         Khác với quy luật trật tự các mùa trong bức tranh tứ truyền thống, bức tranh của Tố Hữu khởi đầu bằng những nét vẽ mùa đông. Có lẽ, sự khác biệt ấy được tác giả cố ý tạo ra để phù hợp với mùa kháng chiến bởi thời điểm VB ra đời đang là mùa đông, nhà thơ đã lấy mùa đông của hiện tại để mở đầu btranh tứ bình. Nhưng mùa đông ấy cũng có thể là mùa đông của quá khứ, của những ngày tháng chiến tranh lửa đạn gian nan, cũng có thể là của những âm vang từ thắng lợi chiến dịch THu Đông.

       Thiên nhiên mùa đông trong VB có sự khác biệt độc đáo. Thay vì sự lạnh lẽo, heo hút, mùa đông chiến khu VB hiện lên vô cùng sống động, vui tươi, căng tràn sức sống. Bức tranh mở ra với màu ‘ đỏ tươi ‘ của hoa chuối, xua tan đi cái lạnh lẽo khắc nghiệt, đem đến độ ấm cho bức tranh. Màu đỏ của hoa chuối chính là nét điểm xuyết, là ánh sáng làm bừng lên khung cảnh núi rừng mùa đông VB. Có thể nói, đây là 1 nét chấm phá đặc điệu của TH, chữ ‘ tươi ‘ như nhấn mạnh hơn sắc màu rực rỡ trên nền xanh thẳm của lá rừng. Màu đỏ hoa chuối quyện với màu vàng của nắng, hiện lên hình ảnh hoa chuối lung linh dưới ánh MT, xua tan đi hết cái lạnh buốt giá. Trên nền cảnh hùng vĩ của thiên nhiên, con người xuất hiện với tư thế mạnh mẽ, vững chãi với hình ảnh ‘ dao gài thắt lưng ‘. Con người lao động được đặt ở vị trí ‘ đèo cao ‘ như đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, làm chủ thiên nhiên, giang sơn, lạc quan hướng về tương lai đầy hy vọng.

         Đông qua, xuân tới, nhà thơ lại tiếp tục làm ta choáng ngợp trước bức tranh mùa xuân của VB đẹp như tiên cảnh với 1 rừng mơ trắng bạt ngàn:

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Khác với thiên nhiên mùa đông đan xen những gam màu nóng lạnh tương phản, bức tranh thiên nhiên mùa xuân bao trùm lên là một sắc trắng tinh khôi, trong sáng. Có thể nói, TH của chúng ra như say mê, ám ảnh bởi sắc trắng của hoa mơ bởi hình ảnh này đã từng xhien trong “ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên “:

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam

Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng

Nhà thơ đã thực sự say sắc trắng của ‘ hoa mơ nở ‘. Động từ ‘ nở ‘ được đặt giữa câu như lan toả vẻ đẹp, sức sống sinh sôi tràn đầy của núi rừng khi vào xuân. Bên cạnh đó, cụm từ ‘ trắng rừng ‘ được viết theo phép đảo ngữ, ‘ trắng ‘ được dùng như 1 động từ nhằm gợi cho độc giả 1 ko gian trắng xoá, một vẻ đẹp mênh mông bát ngát. Sắc trắng ấy không chỉ lan tỏa trong ko gian mà còn đọng lại trong cả thời gian ‘ ngày xuân ‘. Ở đây, TH khi khắc hoạ lên mùa xuân, ông k hề nhắc tới hoa đào, hoa mơ, bởi với ông, đây là một mùa xuân đặc biệt, ko thể bị trùng lặp với mùa xuân thông thường.

          Người đi, người không thể không nhớ sắc trắng của hoa mơ, càng không thể quên hình ảnh con người lao động thầm lặng, tài hoa khi “chuốt từng sợi giang”. Bức tranh này ca ngợi nhiều hơn về con người nơi đây, hình ảnh “đan nón” toát lên một vẻ tỉ mỉ, cần cù đẹp đẽ. Động từ “chuốt” như thổi hồn vào bức tranh mùa xuân Việt Bắc, đó là vẻ đẹp tinh tế, khéo léo, cần cù của những con người nơi đây. Qua ngòi bút lãng mạn của Tố Hữu, con người với công việc “đan nón” bình dị bỗng trở nên cao đẹp, phảng phất bóng dáng của người nghệ sĩ tài hoa. Đâu đó, ta đã từng bắt gặp nét đẹp ấy trong nhân vật Huấn Cao của “Chữ người tử tù”. Nét đẹp ấy sẽ mãi in sâu trong nỗi nhớ của người ra đi

Có sự ấm áp của mùa đông, vẻ thơ mộng của mùa xuân, bức tranh tứ bình sẽ không thể hoàn thiện nếu thiếu đi nét sôi động của mùa hè :

“Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Đối với mùa hạ, bạn đọc sẽ được cảm nhận nét đẹp của bức tranh thiên nhiên trước hết là qua thính giác với “ve kêu”. Tiếng ve kêu giữa “rừng phách” như xé tan sự tĩnh lặng của núi rừng làm bừng tỉnh giác quan của người đọc. Đàn ve kêu râm ran, tấu lên khúc ca vui nhộn báo hè về. Âm nhạc đã lên ngôi. Đây chính là nét nhạc trong thơ ca của Tố Hữu. Bên cạnh tiếng ve, hình ảnh “đổ vàng” cũng đem lại vẻ đẹp cho câu thơ. Sắc vàng ở đây là sắc vàng của lá phách, chứ không phải sắc vàng của hoa phách như nhiều người lầm tưởng. Động từ mạnh “đổ” được dùng rất đắc điệu. Chỉ với duy nhất một từ ấy, Tố Hữu đã khắc họa lên sự chuyển biến đột ngột, mau lẹ của sắc màu, báo hiệu hè đã sang, đem lại sự choáng ngợp khi đứng trước cảnh sắc thiên nhiên này. Không gian giờ đây óng ánh sắc vàng, hiện lên như một bức tranh sơn màu

Màu sắc trong bức họa được thay đổi linh hoạt, hình ảnh con người cũng vậy. Nếu ở mùa xuân, con người xuất hiện với hình ảnh “chuốt từng sợi giang” thờ ơ đấy, hình ảnh con người lại xuất hiện với công việc “hái măng”. Giữa rừng núi bao la bát ngát , thấp thoáng bóng dáng của “cô em gái hái măng” tuyệt đẹp. Ba từ “cô em gái” cùng phép gieo vần “ai, ái” vang lên như tiếng gọi thân thương, trìu mến “em” đang cặm cụi hái măng, âm thầm “một mình” trong suốt những năm tháng kháng chiến, khiến bộ đội về xuôi vẫn lưu luyến, ngẩn ngơ. Hai tiếng “một mình” không hề đem lại sự cô đơn mà thay vào đó là vẻ hăng say, say sưa làm việc

“Trúc xinh trúc mọc đầu đình

Em xinh em đứng một mình vẫn xinh”

Những con người lao động ấy có lẽ sẽ chẳng ai nhớ mặt đặt tên, nhưng họ đã làm nên đất nước muôn đời.

Khép lại bộ tranh tứ bình, là khung cảnh mùa thu:

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Nếu bốn cặp câu thơ phía trên tập trung miêu tả thiên nhiên vào ban ngày thì hai câu thơ cuối, mùa thu hiện lên cùng cảnh vật Việt Bắc vào ban đêm. Nhắc đến mùa thu, con người ta thường nhớ tới mùa lá rụng, mùa của những loài hoa đặc trưng. Nhưng ở đây, Tố Hữu giữa núi rừng Việt Bắc muôn vàn loài hoa, ông đã tìm ra một loài hoa đẹp nhất, lạ nhất - “hoa trăng” bởi trong tháng tám tròn to viên mãn nhất. Đó không phải là trăng bình thường, mà đó còn là ánh trăng của hòa bình, của hạnh phúc. Động từ “rọi” được sử dụng một cách triệt để. Trăng rọi sáng cả rừng thu, rọi sáng thiên nhiên con người, ánh trăng như đang lan tỏa khắp không gian. Đại từ phiếm chỉ “ai” không còn hướng đến một đối tượng mà hướng đến tất cả người dân Việt Bắc, những con người nghĩa tình, thủy chung. Con người từ lao động chuyển sang hát ca, đó chính là tiếng hát của niềm vui, là lời nhắn ân tình sâu lắng. Dưới ánh trăng mùa thu hòa bình nhân dân, cán bộ nắm lấy tay nhau hát vang khúc ca chiến thắng, khúc ca mừng hòa bình bề chiến khu, khúc ca của ân tình, thủy chung, của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

          Tính dân tộc trong 10 câu thơ trên nói riêng, trong tác phẩm VB nói chung được thể hiện trên cả 2 phương diện nghệ thuật và nội dung. Về mặt nghệ thuật, bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống lục bát mang tính thuần việt, cùng cặp đại từ xưng hô ‘ mình - ta ‘ thường xuất hiện trong ca dao, câu hát giao duyên. Bên cạnh đó, ta còn phải đề cập đến giọng điệu thiết tha, sâu lắng, đậm chất trữ tình như một lời hát ru, thủ thỉ tâm tình. Đây chính là 1 trong những đặc điểm của PCNT của TH. Về mặt nội dung, 10 câu thơ cũng như tác phẩm đã phát huy được tính truyền thống quý báu, tinh thần anh hùng bất khuất, ân nghĩa thuỷ chung của CM và của con người VN.

         Nhà thơ Sóng Hồng đã từng quan niệm: Thơ là thơ đồng thời là hoạ là nhạc là chạm khắc theo một cách riêng. Thật vậy, bức tranh mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát “ân tình thủy chung” gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước. Nếu thiên nhiên được thể hiện ở câu lục thì con người được thể hiện ở dòng bát, cảnh và người như hoà quyện, hoà chung vào làm một. Với bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn, đoạn thơ cho ta cảm nhận về 1 bức tranh tứ bình tuyệt, mang nét riêng cho Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc.

Tố Hữu đem thơ ca làm vũ khí chiến đấu trên mặt trận văn nghệ, ông không chỉ là một nhà thơ, mà hơn cả thế, ông còn là một nhà viết sử bằng thơ.

         Có thể nói, đoạn thơ trên đã góp phần làm nên sự thành công cho tác phẩm VB. Bài thơ là một thi phẩm gây ấn tượng cho người đọc trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Nỗi nhớ của Tố Hữu đã đi vào lòng độc giả, để lại bao say đắm ngọt ngào về một mảnh đất đã gắn bó với biết bao con người. Như Chế Lan Viên đã từng viết:

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn.

Sống ân nghĩa, thủy chung chính là một lối sống văn hóa đẹp đẽ từ ngàn đời nay của dân tộc ta. Nét đẹp đó đã được lưu giữ trong rất nhiều tác phẩm văn học khác nhau và một trong số đó ta không thể không kể đến bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

“Ta về mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

Việt Bắc không đơn thuần chỉ là một địa danh, là một nơi để chiến đấu mà còn là nơi chứa đựng đầy những kỉ niệm, đầy tình người tha thiết, sâu nặng. Bởi vậy, trong khoảnh khắc chia tay bất cứ ai cũng bồi hồi xúc động, nhớ về những kỉ niệm đã qua. Kỉ niệm đó là lớp học, là những ngày tháng liên hoan những năm kháng chiến và còn một nỗi nhớ khác chính là về thiên nhiên và con người Việt Bắc.

Thiên nhiên Việt Bắc trong bức tranh tứ bình hiện lên vô cùng cô đọng, hàm súc, đại diện cho bốn mùa. Mùa đông là mùa đầu tiên xuất hiện trong bức tranh tứ bình:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Khi đọc câu thơ lên, bất chợt trong lòng mỗi người sẽ không hình dung đến mùa đông âm u, lạnh lẽo mà phải là mùa xuân ngập đầy sức sống, hay mùa hạ rực rỡ. Nhưng không, đây lại chính là bức tranh thiên nhiên Việt Bắc vào mùa đông. Trên cái nền xanh ngắt của rừng bạt ngàn là màu đỏ rực của hoa chuối. Cái ấm nóng rực rỡ dù nhỏ nhưng dường như đã làm cả bức tranh bừng sáng, trỗi dậy sức sống tiềm tàng trong đó.

Bức tranh thứ hai chính là mùa xuân. Ở đây khung cảnh thiên nhiên mang cái thanh khiết, dịu dàng: “Ngày xuân mơ nở trắng rừng”. Câu thơ làm ta bất chợt nhớ đến cảnh:“Ôi sáng xuân nay, Xuân 41/ Trắng rừng biên giới nở hoa mơ/ Bác về... im lặng. Con chim hót/ thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ”. Xuân sang hè đến rực rỡ, muôn màu sắc và âm thanh. Là tiếng ve kêu rộn ràng, như một bản đàn chào đón mùa hè, cùng với đó là sắc rực rỡ của “rừng phách đổ vàng”. Là tiếng ve làm cho rừng phách đổ vàng hay bản thân nó vốn như vậy? Dù hiểu theo cách nào thì khung cảnh hiện lên cũng thật rực rỡ và ấm áp.

Cuối cùng là bức tranh mùa thu:

Mùa thu trăng rọi hòa bình

Ánh trăng dìu dịu của mùa thu lan tỏa khắp không gian. Trong màu sắc ấy, không gian ấy còn bừng lên khát vọng về một cuộc sống tự do, hòa bình. Dưới con mắt quan sát tinh tường của Tố Hữu, mỗi mùa ở nơi đây thiên nhiên hiện lên thật đẹp đẽ, thật đặc biệt. Có lẽ phải gắn bó và tha thiết yêu lắm ông mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng nét đẹp tinh túy nhất của cảnh vật như vậy.

Đan xen ở mỗi bức tranh là hình ảnh của con người Việt Bắc. Ông không chỉ yêu quý, trân trọng thiên nhiên nơi đây mà còn tha thiết, chân thành với con người Việt Bắc. Ở mỗi đối tượng ông đều khám phá, nắm bắt được những vẻ đẹp khu biệt của họ. Là hình ảnh người nông dân lên núi làm việc với lưỡi dao lấp lánh dưới ánh nắng của mùa đông. Là bàn tay khéo léo của người đan nón thanh tĩnh “chuốt từng sợi giang” vô cùng điêu luyện. Bức tranh càng trở nên thơ mộng hơn với “Cô em gái hái măng một mình” ven suối bên tiếng ve kêu rộn rã. Và cuối cùng là tiếng hát tha thiết, trầm bổng vang vọng khắp không gian núi rừng Việt Bắc. Khúc hát vang lên cuối khổ thơ, kết hợp với hình ảnh ánh trăng càng làm rõ hơn nữa khát khao hòa bình, độc lập trong lòng tác giả.

Khổ thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, bởi vậy bao trùm trong từng câu từng chữ là nhịp điệu nhẹ nhàng, trầm bổng từng bước một dẫn con người ta vào quá khứ đẹp đẽ, ân nghĩa, thủy chung. Nhịp điệu ấy cùng với thể thơ lục bát càng khiến cho nỗi nhớ trở nên bâng khuâng, da diết hơn.

Khép lại khổ thơ, nỗi nhớ bâng khuâng tha thiết vẫn trải dài, vang vọng khắp không gian. Nỗi nhớ ấy như một lời tri âm sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên và con người nơi đây. Đồng thời với việc lựa chọn các hình ảnh bình dị, ngôn ngữ thơ trong sáng dễ hiểu nhưng lại tạo nên một bức tranh tứ bình đặc sắc lại một lần nữa khẳng định tài năng nghệ thuật của Tố Hữu.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm