Trình bày nguyên tắc cộng tác hội thoại trong Grice mn giúp mình với đang cần gấp ạ
1 câu trả lời
- Hội thoại là gì? Các dạng hội thoại
- Hội thoại
- Là hoạt động giao tiếp căn bản, thường xuyên, phổ biến của ngôn ngữ
- Là hình thức cơ sở của mọi hoạt động ngôn ngữ khác
- Các dạng hội thoại
- Song thoại
- Đa thoại
- Các vận động hội thoại
- Một số khái niệm liên quan
o “Lượt lời”: Chuỗi đơn vị ngôn ngữ được một nhân vật hội thoại nói ra, kể từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc để cho nhân vật hội thoại kia nói chuỗi của mình.
o “Cặp kế cận”: Hai lượt lời kế cận nhau, được điều khiển bằng quy tắc giữ sự cân bằng trong tương tác như cặp chào/chào, hỏi/đáp…
o “Cặp củng cố, sửa chữa”: Cặp lượt lời có chức năng chủ yếu là điều hòa quan hệ tương tác giữa các đối tác trong hội thoại.
- Ba vận động đặc trưng của hội thoại
o Trao lời: Vận động mà người nói SP1 nói lượt lời của mình ra và hướng lượt lời của mình về phía SP2 nhằm làm cho SP2 biết được rằng lượt lời được nói ra là dành cho SP2
o Trao đáp: Vận động SP2 hồi đáp lại lượt lời của SP1 (có thể bằng lời hoặc phi lời, hoặc kết hợp lời với các yếu tố phi lời)
o Tương tác: Vận động tác động qua lại lẫn nhau giữa các nhân vật hội thoại nhằm tạo nên sự điều hòa, nhịp nhàng của cuộc hội thoại, như sử dụng các tín hiệu hòa phối về lượt lời, các cặp kế cận, các cặp củng cố, sửa chữa
- Các quy tắc hội thoại
3.1. Ba nhóm quy tắc hội thoại (theo C. K. Orecchononi)
- Nguyên tắc luân phiên lượt lời
- Nguyên tắc liên kết hội thoại
- Các nguyên tắc hội thoại
o Nguyên tắc cộng tác hội thoại và các phương châm hội thoại (theo Grice)
o Nguyên tắc quan yếu (theo Wilson và Sperber)
o Phép lịch sự
3.2. Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice
- Nguyên tắc tổng quát: Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp nhận tham gia vào.
- Bốn phương châm hội thoại
- a)Phương châm về lượng
o Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của đích cuộc hội thoại
o Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi
- b)Phương châm về chất: Hãy làm cho phần đóng góp của anh là đúng, đặc biệt là
o Đừng nói điều gì mà anh tin rằng không đúng
o Đừng nói điều gì mà anh không đủ bằng chứng
- c)Phương châm quan hệ (phương châm quan yếu): Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu, tức là dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.
- d)Phương châm cách thức: Hãy nói cho rõ, đặc biệt là
o Hãy tránh lối nói tối nghĩa
o Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa
o Hãy nói ngắn gọn
o Hãy nói có trật tự
Lưu ý: Những hạn chế của nguyên tắc Grice
- Chỉ chú ý đến thành phần nội dung thông tin (lượng tin), chưa chú ý đến thành phần nội dung liên cá nhân
- Ranh giới không rõ ràng giữa các phương châm
3.3. Lý thuyết quan yếu của Wilson và Sperber
- Một phát ngôn có tính quan yếu là phát ngôn có tác động đối với ngữ cảnh. Một phát ngôn càng có tính quan yếu khi nó càng làm giàu thêm hoặc làm thay đổi nhiều hiểu biết và quan niệm của người nghe.
- Tất cả các phát ngôn đều có tính quan yếu, bất kể nó xuất hiện ở vị trí nào trong hội thoại. Người nghe luôn phải nỗ lực để biết phát ngôn nghe được, đọc được quan yếu như thế nào. Xác định tính quan yếu của phát ngôn là nhiệm vụ thường trực của người giao tiếp.
- Tính quan yếu của phát ngôn và cách thức xác định tính quan yếu của phát ngôn là động lực thúc đẩy sự tạo lập và sự vận hành của phát ngôn trong giao tiếp
3.4. Phép lịch sự
Định nghĩa “lịch sự”
o Có nhiều định nghĩa khác nhau, theo đó, lịch sự là
- Những chiến lược nhằm duy trì hay thay đổi quan hệ liên cá nhân (theo G. Green)
- Chiến lược được người nói dùng để hoàn thành một số mục đích như thiết lập hoặc duy trì những quan hệ hài hòa (theo J. Thomas)
- Phương thức để giảm thiểu sự xung đột trong diễn ngôn…, làm cho cuộc tương tác được thuận lợi (theo C.K. Orecchioni)
o Có thể chấp nhận cách hiểu sau của C.K. Orecchioni: Khái niệm lịch sự bao trùm tất cả các phương diện của diễn ngôn bị chi phối bởi các quy tắc có chức năng giữ gìn tính chất hài hòa của quan hệ liên cá nhân
Lịch sự quy ước và lịch sự chiến lược
- Lịch sự quy ước: Có những phương tiện ít nhiều quy ước, bị quy định bởi những nguồn gốc xã hội, bắt buộc đối với người sử dụng, bao gồm
o Phép lịch sự vị thế (theo quan hệ dọc, quan hệ quyền thế)
o Phép lịch sự thân – sơ (theo quan hệ ngang, quan hệ thân cận)
- Lịch sự chiến lược: Liên quan tới những cái xảy ra trong một cuộc hội thoại, tới sự sử dụng các hành động ở lời và với những đề tài được đưa vào hội thoại.
Các lý thuyết về lịch sự. Lịch sự âm tính và lịch sự dương tính
Lý thuyết của Lakoff và Leech: Lịch sự là những quy tắc đối với quan hệ liên cá nhân (như nguyên tắc Grire là quy tắc đối với sự trao đổi thông tin).
Theo Lakoff, có 3 quy tắc lịch sự cơ bản
- Không được áp đặt (quy tắc lịch sự quy thức)
- Dành cho người đối thoại sự lựa chọn (ít tính quy thức)
- Khuyến khích tình cảm bạn bè
Theo Leech, có 6 phương châm lịch sự lớn
<1> Phương châm khéo léo
- a) Giảm thiểu tổn thất cho người
- b) Tăng tối đa lợi ích cho người
<2> Phương châm rộng rãi
- a) Giảm thiểu lợi ích cho ta
- b) Tăng tối đa tổn thất cho ta
<3> Phương châm tán thưởng
- a) Giảm thiểu sự chê bai đối với người
- b) Tăng tối đa khen ngợi người
<4> Phương châm khiêm tốn
- a) Giảm thiểu khen ngợi ta
- b) Tăng tối đa sự chê bai ta
<5> Phương châm tán đồng
- a) Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người
- b) Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
<6> Phương châm thiện cảm
- a) Giảm thiểu ác cảm giữa ta và người
- b) Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
Lý thuyết của Brown và Levinson
- Thể diện, thể diện dương tính và thể diện âm tính
o Thể diện: Hình ảnh - về - ta - công cộng mà mỗi thành viên trong xã hội muốn mình có được.
o Thể diện dương tính: Cái được phản ánh trong ý muốn mình được ưa thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao.
o Thể diện âm tính: Mong muốn không bị can thiệp, được hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn; là nhu cầu được được độc lập, tự do trong hành động, không bị ai áp đặt. Là lãnh địa của “cái tôi” – lãnh địa cơ thể, không gian, thời gian, tài sản vật chất hay tinh thần…
- Hành vi đe dọa thể diện
o Lịch sự trong tương tác có thể được xác định là những phương thức được dùng để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được tôn trọng
o Đại bộ phận các hành động ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện âm tính hay dương tính của cả người nói và người nghe
o Bốn nhóm hành động đe dọa thể diện
- Hành động đe dọa thể diện âm tính của người thực hiện: tặng, hứa, cho…
- Hành động đe dọa thể diện dương tính của người thực hiện: thú nhận (thú tội), xin lỗi, tự trách…
- Hành động đe dọa thể diện âm tính của người nhận: hỏi (về những điều riêng tư), sai khiến, ngăn cấm, khuyên bảo…
- Hành động đe dọa thể diện dương tính của người nhận: phê phán, chê, từ chối, chửi mắng, trách móc, chế giễu…
- Chiến lược lịch sự
o Lịch sự âm tính: Phép lịch sự hướng vào thể diện âm tính của người tiếp nhận, gồm
- Lảng tránh: Không dùng hành động đe dọa thể diện, có thể gián tiếp hóa hành động đe dọa thể diện bằng những hành động khác
- Bù đắp: Bù đắp lại những tổn thất về thể diện, có thể dùng biện pháp nhằm làm dịu hóa như các biểu thức nói giảm, xin lỗi, thanh minh, vuốt ve v.v…
o Lịch sự dương tính: Phép lịch sự nhằm vào thể diện dương tính của người nhận
- Tôn vinh thể diện người nhận
- Khiêm tốn, tránh nói đến mình, tránh đề cao mình
3.5. Các biểu thức rào đón
- Biểu thức rào đón
o Là những biểu thức có chức năng vạch ra phạm vi và hướng dẫn cách hiểu, cách lí giải phát ngôn theo các quy tắc hội thoại, theo các điều kiện sử dụng các hành động ở lời tạo ra phát ngôn đó.
o Thường là các quán ngữ liên quan đến các phương châm cộng tác hội thoại của Grice
- Các loại biểu thức rào đón (phân chia theo phạm vi tác động)
Rào đón phương châm cộng tác
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm về lượng
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm về chất
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm quan yếu
o Các BTRĐ liên quan đến phương châm cách thức
Rào đón hành động ở lời
o Các BTRĐ liên quan đến điều kiện sử dụng hành động ở lời
Rào đón lịch sự
o Các BTRĐ giảm thiểu tác động xấu của hành động ở lời
- Thương lượng hội thoại
Hội thoại là một vận động và phải trải qua một cuộc thương lượng
- Đối tượng thương lượng
o Hình thức của hội thoại
o Cấu trúc của hội thoại
o Lí lịch và vị thế giao tiếp của các đối tác
o Các yếu tố ngôn ngữ
o Nội dung hội thoại
- Phương thức thương lượng: Phụ thuộc vào các yếu tố
o Thời gian thương lượng
o Thể thức thương lượng
o Kết cục của hội thoại
- Cấu trúc hội thoại
5.1. Tổ chức các hành động ở lời trong hội thoại
“Cặp kế cận”
- Là hai phát ngôn a) kế cận nhau, b) do hai người nói khác nhau nói ra, c) được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai, d) có tổ chức riêng sao cho bộ phận riêng thứ nhất đòi hỏi có bộ phận riêng thứ hai
- Có hai bộ phận thích ứng với nhau
o Bộ phận thứ nhất: Hành động dẫn nhập
o Bộ phận thứ hai: Hành động hồi đáp
- Gồm hai loại
o Cặp kế cận tích cực: Có hành động hồi đáp thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập
o Cặp kế cận tiêu cực: Có hành động hồi đáp không thỏa mãn đích của hành động dẫn nhập
“Cặp kế cận chêm xen”: Là cặp kế cận chen vào giữa hành động dẫn nhập và hành động hồi đáp của một cặp kế cận
“Sự kiện lời nói”
- Là hoạt động trong đó những người tham gia dùng những hành động ở lời tác động lẫn nhau nhằm đạt đến một đích nào đấy
- Được tạo nên bởi một cặp thoại trung tâm
- Tên gọi hành động ở lời dẫn nhập của cặp thoại trung tâm là tên của sự kiện lời nói
“Đơn vị hội thoại”
- Đơn vị lưỡng thoại
o Cuộc thoại
o Đoạn thoại
o Cặp thoại
- Đơn vị đơn thoại
o Tham thoại (bước thoại)
o Hành động ngôn ngữ
“Tham thoại”
o Là phần đóng góp của một thoại nhân vào một cặp thoại
o Do hành động ở lời tạo nên
o Không đồng nhất với lượt lời (lượt lời có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn tham thoại)
o Gồm hai thành phần
- Thành phần nòng cốt: Thành phần thông tin nòng cốt của tham thoại
- Thành phần mở rộng: Thành phần thưa gọi, đảm nhiệm chức năng lịch sự
“Hành động ngôn ngữ”
o Là đơn vị nhỏ nhất của hội thoại
o Có vai trò khác nhau trong việc tạo nên tham thoại
- Hành động chủ hướng: Quyết định đích của tham thoại
- Hành động phụ thuộc: Làm rõ lí do hoặc bổ sung cho hành động chủ hướng
5.2. Chức năng của các đơn vị hội thoại
- Chức năng dẫn nhập và hồi đáp
- Chức năng triển khai hội thoại
- Chức năng điều chỉnh